1. Dị ứng đạm sữa bòDị ứng thực phẩm là hiện trạng khá phổ biến hiện nay, với tỷ lệ được báo cáo lên đến 10% ở các nước phát triển. Dị ứng đạm sữa bò là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với tỷ lệ ước tính chiếm từ 2% đến 3%. Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng cơ thể phản ứng miễn dịch với thành phần đạm có trong sữa bò hoặc nguồn gốc từ sữa bò (như sữa công thức, sữa chua, bánh kẹo có sữa bò). 2. Biểu hiện lâm sàngDị ứng đạm sữa bò ở trẻ thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, liên quan đến da, hô hấp, tiêu hóa từ mức độ nhẹ đế nặng tùy phản ứng của trẻ.
Cơ quan
Triệu chứng
Tần suất
Da
- Viêm da cơ địa
- Sưng môi và mi mắt (phù mạch)
- Ban mày đay
50-70%
Tiêu hóa
- Thường xuyên trào ngược và nôn trớ
- Tiêu chảy/bón (kèm có hay không có ngứa hậu môn)
- Máu trong phân
- Thiếu máu thiếu sắt
50-60%
Hô hấp
- Sổ mũi, ho kéo dài, khò khè (không liên quan đến nhiễm trùng)
20-30%
Toàn thân
- Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn bụng (>3 giờ mỗi ngày) ít nhất 3 ngày trong 1 tuần, kéo dài trên 3 tuần
Cha mẹ hay anh chị em ruột có tiền sử dị ứng không
Trẻ sơ sinh có tiền sử bệnh cơ địa trong giai đoạn sớm không
Quá trình cho ăn và tăng trưởng của trẻ
Các dấu hiệu và biểu hiện triệu chứng giúp xác định dị ứng đạm sữa bò
Chi tiết về điều trị trước đó
Chế độ ăn hạn chế/test thử thách thức ăn qua đường miệng:
Chế độ ăn hạn chế bao gồm việc kiêng hoàn toàn đạm sữa bò trong 2 đến 4 tuần bằng cách sử dụng thức ăn ít gây dị ứng, hoặc loại trừ sữa khỏi chế độ ăn của bà mẹ đang cho con bú. Test thử thách ăn qua đường miệng sẽ được thực hiện tại cơ sở y tế.
Test lẫy da và xét nghiệm máu IgE đặc hiệu
4. Kiểm soát tình trạng dị ứng đạm sữa bò
Trong kiểm soát dị ứng đạm sữa bò, mục tiêu đầu tiên là điều trị nhanh các triệu chứng, sau đó cần giúp trẻ dung nạp được với đạm sữa bò.
Đối với trẻ dưới 6 tháng: sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện.. Đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn, phải cho trẻ ăn thêm thức ăn không gây dị ứng. Thường sử dụng nhất là sữa công thức được thủy phân hoàn toàn hoặc sữa công thức gốc axit amin.
Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên: ngoài sữa cần chế độ ăn bổ sung. Lựa chọn thức ăn bổ sung cũng theo nguyên tắc “ dị ứng thức ăn gì thì tránh loại thức ăn đó”. Đạm sữa bò thường có sẵn trong các sữa công thức, thức ăn dặm như là: bột ăn dặm, bánh ăn dặm, sữa bột, sữa chua, bơ, kem…
Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ cần lưu ý đọc thành phần trong nhãn thực phẩm. Không phải tất cả các trẻ dị ứng đạm sữa bò đều dị ứng thịt bò nhưng cũng cần thận trọng khi cho trẻ ăn thịt bò. Dị ứng đạm sữa bò cũng có thể dị ứng chéo đạm sữa các động vật khác như sữa dê, sữa cừu, đậu nành. Sữa công thức thủy phân một phần không được khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò. Sử dụng sữa công thức thủy phân từ gạo cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cho kết quả điều trị không chắn chắn.
Tuy trẻ cần có chế độ ăn kiêng nhưng vẫn phải chú ý đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn cân đối với các nhóm chất: bột đường, đạm, béo, chất xơ và các vitamin. Dị ứng đạm sữa bò là một tình trạng dị ứng tạm thời và hầu hết sẽ khỏi khi trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Khi trẻ được 1 tuổi (hoặc tùy theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa) trẻ sẽ thử dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng thông thường có chứa sữa bò. Điều này phải được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ, nếu trẻ không có phản ứng nào xảy ra thì trẻ có thể bắt đầu lại chế độ ăn bình thường.
Tài liệu tham khảo
Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em (2022), Hội Nhi khoa Việt Nam.
Koletzko S, Niggemann B, Arato A, et al. Diagnostic approach and management of cow’s-milk protein allergy in infants and children: ESPGHAN GI Committee practical guidelines. JPediatr Gastroenterol Nutr.2012.