Bệnh lý khe mang là gì?
Bệnh lý khe mang là bệnh lý bẩm sinh, bao gồm các dạng: Nang, Xoang, Đường dò (Trên lâm sàng hay dùng cụm từ “Dò khe mang” để chỉ cả 3 dạng tổn thương này) Đây là dị tật phổ biến ở vùng cổ và ở trẻ em. Tỉ lệ mắc bệnh lý này chưa thể thống kê chính xác, do cách biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh lý này biểu hiện chủ yếu ở thập niên đầu tiên của trẻ nhưng cũng có thể ở người trưởng thành. Phôi thai học vùng mang
Tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 thai kì xuất hiện 1 vùng ở giữa vùng đầu và thân bào thai gọi là vùng mang. Vùng mang bao gồm các cung mang, túi mang nội bì và cung mang ngoại bì. Các Cung mang lần lượt biệt hóa thành các cơ quan ở vùng cổ, các túi mang, khe mang lần lượt thoái hóa đi ở tuần thứ 7.
Khi các khe mang không được thoái hóa hoặc thoái hóa không hoàn toàn dẫn đến bệnh lý khe mang.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý khe mang
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý khe mang rất đa dạng ở trẻ em và người trưởng thành.
- Khối ở vùng cổ bên là biểu hiện hay gặp nhất. Khối thường mềm, giới hạn rõ, có thể to lên hoặc căng tức trong nhưng lần viêm nhiễm cấp vùng mũi họng.
Vị trí của khối vùng cổ giúp định hướng phân, loại bệnh lý khe mang
+ Tam giác poncet: Khe mang I
+ Vùng cổ trên: Khe mang II
+ Vùng cổ dưới: Khe mang III, Khe mang IV
Lỗ dò ra ngoài da hoặc vùng niêm mạc
+ Ống tai
+ Tam giác Poncet
+ Vùng cổ bên ở 1/3 trên hoặc dưới cơ ức đòn chum
+ Xoang lê
+ Hố amidan
Áp xe, viêm tấy góc hàm, tuyến nước bọt mang tai, tuyến giáp
Khó thở, khó nuốt
Khạc ra mủ
Chẩn đoán xác định bệnh:
Dấu hiệu lâm sàng đặc trưng cho mỗi phân loại dò khe mang
Nội soi tai mũi họng
Chụp X quang đường dò có dùng chất cản quang
CT scan, MRI vùng cổ
Chẩn đoán Phân biệt: Nhiều trường hợp lâm sàng chỉ có khối u vùng cổ cần phân biệt với:
Nang giáp lưỡi
Dị vật hạ họng- xoang lê=> Áp xe cổ
Sỏi tuyến nước bọt
Dị dạng hạch bạch huyết (sơ sinh)
Hạch di căn
U thân cảnh
U bao thần kinh
Điều trị Bệnh lý khe mang tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
Bệnh lý khe mang được điều trị chủ yếu bằng 2 phương pháp chính gồm Phẫu thuật bóc toàn bộ đường dò và Phẫu thuật nội soi bít lỗ rò. Những phương pháp này phải được thực hiện những cơ sở y tế có đầy đủ các trang thiết bị cũng như bác sĩ có tay nghề cao nhằm hạn chế các tai biến và biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán các bệnh lý vùng cổ nói chung và bệnh lý khe mang nói riêng. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, kỹ thuật tiên tiến như: Nội soi tai mũi họng độ nét cao (Ống cứng, Ống mềm); X quang đường dò; Siêu âm; CT scan 128 lát cắt có cản quang; MRI vùng cổ có cản quang. Từ đó, giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Tài liệu tham khảo:
1,Nghiên cứu lâm sàng, nội soi rò xoang lê tái phát và đánh giá hiệu quả phương pháp đóng miệng lỗ rò xoang lê, NCS Nguyễn Nhật Linh, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội 2, Branchial Cleft Cyst,Anouchka H. Coste; Daniel H. Lofgren; Carl Shermetaro, June 30, 2023 3, Clinical manifestations, diagnosis, and management of first branchial cleft fistula: Case series and review of the literature, Malika El Omri, Maroua Naouar,⁎Mouna Bellakhddher, Emna Bergaoui, Wassim Kermani, and Mohamed Abdelkefi, Published online 2024 Feb 28. doi: 10.1016/j.ijscr.2024.109453 4, Second Branchial Cleft Cyst, Susan Muller,Ashley Aiken, Kelly Magliocca, and Amy Y. Chen, Head Neck Pathol. 2015 Sep; 9(3): 379–383. Published online 2014 Nov 25. doi: 10.1007/s12105-014-0592-y
Tác giả bài viết: BS Trương Minh Quân - Khoa: Tai - Mũi - Họng