Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính,… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.
2. Tình hình dịch cúm hiện nay
Hiện nay dịch cúm mùa đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu và Mỹ với số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng. Những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 đang là giai đoạn đỉnh điểm của dịch cúm ở nhiều quốc gia, với số ca mắc và tử vong do cúm liên tục tăng, khi không khí lạnh là một tác nhân gây nhiễm virus cúm. Tại Mỹ: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nước này đang hứng chịu một mùa cúm dữ dội và các bệnh viện đang trong tình trạng khủng hoảng. Tại các nước châu Âu: Cúm mùa đang gây quá tải bệnh viện châu Âu. Tại Nhật Bản: Số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa chiếm con số áp đảo so với các bệnh khác với đỉnh điểm là vào cuối tháng 1.
3. Phân loại:
Cúm có 3 loại khác nhau ảnh hưởng tới người, bao gồm: Cúm A: Còn được gọi là cúm mùa, được tìm thấy ở nhiều loài động vật. Vi rút cúm A thường xuyên thay đổi tạo nên nhiều biến chủng mới; được biết đến như là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm có khả năng lây nhiễm cao. Các phân nhóm cúm A đang được lưu hành hiện nay bao gồm A (H1N1) và A (H3N2). Cúm B: Giống như cúm A, vi rút cúm B cũng có thể bùng phát gây bệnh theo mùa. Về khác biệt, vi rút cúm B nói chung thay đổi chậm hơn về đặc tính di truyền và kháng nguyên so với cúm A. Vi rút cúm B chỉ gây bệnh ở người và không được phân chia theo loại như cúm A; cũng không gây ra những đợt lây nhiễm lớn. Cúm C: Vi rút cúm C cũng được tìm thấy ở người nhưng gây bệnh với các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn so với cúm A và B và ít hình thành biến chứng nguy hiểm.
4. Đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nặng
Bệnh cúm rất dễ lây lan, ai cũng có thể mắc bệnh nhưng nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nặng và có thể tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền và người bị suy giảm miễn dịch (ung thư, HIV/AIDS). Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những đối tượng này có thể là do mắc cúm làm bệnh nền nặng hơn hoặc gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính, viêm phổi do virus cúm nguyên phát hoặc viêm phổi do vi khuẩn thứ phát.
5. Đường lây truyền bệnh cúm
Vi-rút cúm di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bị bệnh cúm phát ra khi trùng ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây nhiễm cao dẫn đến nguy cơ bùng dịch.
Nguồn: https://vncdc.gov.vn/
6. Triệu chứng của bệnh cúm
Nguồn: suckhoedoisong.vn
7. Điều trị bệnh cúm - Nghỉ ngơi: ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus. - Uống đủ nước: Cúm có thể khiến cơ thể mất nước nếu đi kèm triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Do đó, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể với nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống bổ sung chất điện giải. Trà thảo dược mật ong có thể làm dịu cơn đau họng. - Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau: Việc uống các thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn cần phải cân nhắc. Trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau những triệu chứng gần giống cúm không nên dùng aspirin để phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng Reye – tình trạng tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ sau khi nhiễm vi rút cấp tính. - Dùng thuốc kháng vi rút: Thông thường, người bệnh mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống vi-rút. 8. Cách phòng ngừa bệnh cúm
Tiêm ngừa cúm mỗi năm: tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp phổ biến nhất đang được áp dụng hiện nay.WHO khuyến cáo những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nên chủ động tiêm phòng cúm hằng năm. Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh - Rửa tay thường xuyên: Giữ tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 30s hoặc sử dụng nước rửa tay khô. - Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm: Không nên sinh hoạt, làm việc, học tập chung hoặc tiếp xúc gần với người khác mà bạn nghi ngờ họ đang bị nhiễm cúm mà không có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bệnh cũng cần ý thức tự cách ly để đảm bảo sức khỏe cho mọi người xung quanh. - Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc cúm. - Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen vận động, thể dục thể thao hằng ngày thường có triệu chứng ít nguy hiểm và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm. Khi có các dấu hiệu bệnh cúm hoặc các loại bệnh truyền bạn có thể liên hệ BVĐK tỉnh Quảng Trị để được khám và điều trị kịp thời. Số điện thoại liên hệ:081 485 5446 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientinh.quangtri.gov.vn Website: https://benhvientinh.quangtri.gov.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Avian influenza A(H5N8) infects humans in Russian Federation. Truy cập tháng 2 năm 2025. 2. BỆNH CÚM. (n.d.). BỆNH CÚM. https://vncdc.gov.vn/benh-cum-nd14502.html. Truy cập tháng 2 năm 2025. 3. Types of flu. (2023, September 9). WebMD. https://www.webmd.com/cold-and-flu/advanced-reading-types-of-flu-viruses 4.https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-chong-benh-cum-mua-nd14909.html. Truy cập tháng 2 năm 2025. 5. Wikipedia contributors. (2024, July 17). Influenza. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Influenza 6. World Health Organization: Avian Influenza Weekly Update Number 937. Truy cập tháng 2 năm 2025.