tin tuc

Điều trị bệnh lý ở võng mạc bằng thuốc chống tăng sinh nội mô mạch máu (Anti-VEGF)

Thứ năm - 26/12/2024 20:58
1. Nhìn mờ là gì?
Nhìn mờ là hiện tượng suy giảm thị lực, các vật thể trước mắt bị mất độ sắc nét, biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng ở mắt và có thể bị tật khúc xạ. Nhìn mờ có thể xuất hiện ở một mắt hoặc hai mắt.
Đặc biệt, khi mắt mờ có kèm theo một số hiện tượng sau:  
  •  Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt.
  •  Thị lực ở vùng ngoại vi giảm hoặc tối hơn vùng trung tâm.
  •  Nhìn cảm thấy có vật thể trôi nổi hoặc quầng sáng khiến mắt khó tập trung.
  •  Nhìn đôi, nhìn ba.
2. Những bệnh lý nhìn mờ do tăng sinh nội mô mạch máu (VEGF)  được điều trị bằng thuốc Anti-VEGF
2.1. Yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu (VEGF) là gì?
Yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu (VEGF) là một loại protein tín hiệu quan trọng được sản xuất bởi các tế bào trong cơ thể, liên quan đến các quá trình hình thành mạch máu mới (tân mạch) khi cơ thể cần chúng.
  1.  
2.2. Tại sao muốn ngừng hoạt động của VEGF?
Khi các tế bào sản xuất quá nhiều VEGF thì chúng kích thích lên quá trình tạo ra các nguyên phân tố và sự di chuyển của tế bào, hình thành các mạch máu mới trong cơ thể. VEGF cũng làm tăng tính thấm của các vi mạch máu. Quá trình này xảy ra ở trong nhãn cầu sẽ ảnh hưởng đến thị lực vì khi có tân mạch và mạch máu võng mạc mắt bị rò rỉ, nó sẽ gây phù võng mạc, thị lực kém (mắt nhìn mờ) và có thể dẫn đến bong võng mạc
  1.  
2.3. Các bệnh lý cần điều trị bằng thuốc Anti-VEGF
Thuốc Anti-VEGF ngăn chặn VEGF, làm chậm sự phát triển của các mạch máu bất thường trong mắt. Do đó, nó làm chậm hoặc ngăn chặn tổn thương từ các mạch máu bất thường và làm hạn chế giảm thị lực. Đôi khi nó có thể cải thiện thị lực.
Các bác sĩ nhãn khoa sử dụng thuốc Anti-VEGF để điều trị các bệnh lý tại mắt, như:
  • Thoái hóa hoàng điểm thể ướt (AMD).
  • Bệnh võng mạc đái tháo đường.
  • Tắc tĩnh mạch võng mạc.
  • Polyp hắc mạc
  • Tân mạch hắc mạc do cận thị
  • Glôcôm tân mạch
  • Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP)
  • Các bệnh khác: bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch, các khối u ở mắt…
3. Kỹ thuật điều trị như thế nào?
Thuốc Anti-VEGF được đưa vào nội nhãn bằng cách tiêm qua củng mạc (tròng trắng) để vào buồng dịch kính. Từ dịch kính, thuốc sẽ thấm vào võng mạc và các cấu trúc khác của mắt để điều trị một số bệnh lý.
4. Lợi ích khi tiêm thuốc Anti –VEGF nội nhãn tại Khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, bệnh nhân được thăm khám và kiểm tra chính xác trên các máy chụp cắt lớp võng mạc (OCT), chụp mạch huỳnh quang đáy mắt (FA), siêu âm mắt chuyên sâu. Được thực hiện bởi phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm; Thủ tục nhanh chóng, quy trình chặt chẽ, chuyên nghiệp; Thuốc Anti-VEGF luôn sẵn có tại Bệnh viện, giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Tác giả bài viết: Bs. Võ Văn Dược- Khoa Mắt - BVĐK tỉnh Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây