Đau mãn tính gây gánh nặng cá nhân và kinh tế rất lớn, ảnh hưởng đến hơn 30% dân số trên toàn thế giới theo một số nghiên cứuẢnh hưởng đến hơn 100 triệu người ở Hoa Kỳ, chiếm hơn 20% lượt khám ngoại trú và tốn kém chi phí khoảng 500 - 600 tỷ đô la mỗi năm. Trong đó, việc sử dụng và lạm dụng thuốc gây nghiện để điều trị đau mãn tính đang là một vấn đề đáng lo ngại.Luôn là một mối quan tâm hàng đầu của y tế và xã hội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và cả gia đình.
1.Khái niệm:
Định nghĩa đau của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP) năm 1994: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc mô tả như là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai”.
2. Lâm sàng và Phân loại
a. Phân loại đau theo thời gian:
Đau cấp tính (acute pain): là đau có cường độ mãnh liệt và ngắn. Đau cấp tính có thể là một dấu hiệu của một chấn thương, bệnh lý nội tạng và khi vết thương lành nỗi đau thường biến mất, thời gian khoảng <4 tuần. Đau mạn tính (chronic pain): cảm giác kéo dài lâu hơn, thường 3-6 tháng. Đau mạn tính có thể cường độ đau nhẹ hoặc mạnh.
b. Phân loại đau theo cơ chế gây đau.
Đau cảm thụ (nociceptive pain): là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau. Có 2 dạng đau thân thể và đau nội tạng. Đau thần kinh (neuropatic pain): là chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên. Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh. Đau do nguyên nhân tâm lý (psychogenic pain).
3. Điều trị đau bằng thuốc
Thang 3 bậc điều trị giảm đau của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) B1. Đau nhẹ: thuốc không opioid (acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không phải steroid NSAID ±thuốc hỗ trợ (gabapentin, chống trầm cảm 3 vòng, corticoid, giãn cơ) B2. Đau trung bình hoặc đau dai dẳng/tăng lên: opioid nhẹ ±thuốc không opioid ±thuốc hỗ trợ B3. Đau nặng hoặc đau dai dẳng/tăng lên: opioid mạnh ±thuốc không opioid ±thuốc hỗ trợ Điều trị đau thần kinh của Liên hội Thần kinh châu Âu (EFNS) năm 2010 và Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) năm 2010.
* – TCA: thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline, clomipramine, nortriptyline, imipramine). ** – Tramadol có thể là lựa chọn số 1 với bệnh nhân đau dữ dội, đặc biệt là dạng kết hợp tramadol/acetaminophen. *** – Ưu tiên dùng miếng dán lidocain cho bệnh nhân cao tuổi.
Bậc thang 3 bước điều trị giảm đau
4. Các phương pháp điều trị không thuốc
Biện pháp kích thích thần kinh qua da tần số cao TENS
Kích thích não sâu (Deep brain stimulation – DBS)
Kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (Repetitive transcranial magnetic stimulation – rTMS):
Các kỹ thuật ngăn dẫn truyền thần kinh (nerve block)
Các phương pháp khác: châm cứu, tâm lý trị liệu, massage…
Điều trị đau mãn tính được coi là thành công khi bệnhnhân có thể tự kiểm soát cơn đau để tiếp tục cuộc sống,tối đa khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày,giảm thiểu sự khó chịu và tác dụng không mong muốn,tránh những kết cục xấu khác của phương pháp điều trị.Điều đó không nhất thiết là bệnh nhân không còn đau màlà họ có thể kiểm soát cơn đau và có một cuộc sống chấtlượng, hài lòng và hạnh phúc. Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Văn Chương (2010), Đau thần kinh: cơ chế bệnh sinh, lâm sàng và điều trị, Hội nghị thần kinh khu vực Hà Nội, 2010
Jane C. Ballantyne et al (2010), Pharmacological Management of Neuropathic Pain, Pain clinical updates (IASP), Vol. XVIII, Issue 9, pp: 1-8
N. Attal, G. Cruccu, R. Baron (2010), EFNS guidelines on the pharmacological treatment of neuropathic pain: 2010 revision, European Journal of Neurology 2010, 17: 1113–1123
Tác giả bài viết: Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Khoa Nội tổng hợp