tin tuc

Nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp phòng ngừa

Thứ năm - 12/12/2024 01:38
I. Tổng quan về nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế được gọi chung là nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Tất cả các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ mắc NKBV. Đối tượng có nguy cơ NKBV cao là trẻ em, người già, bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch; thời gian nằm điều trị kéo dài; không tuân thủ nguyên tắc vô trùng trong chăm sóc và điều trị, nhất là không tuân thủ rửa tay; sử dụng dụng cụ không vô khuẩn; không tuân thủ các quy trình quy định của KSNK; vệ sinh môi trường kém và sử dụng quá nhiều kháng sinh.
Nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế không chỉ là chỉ số chất lượng chuyên môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh; chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế (NVYT); chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và là một chỉ số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội.
1. Định nghĩa về nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (NKBV) là nhiễm khuẩn bắt đầu xảy ra sau khi người bệnh nhập viện sau 02 ngày mà trước đó người bệnh không có biểu hiện nhiễm khuẩn hay bất kỳ dấu hiệu nào đang trong thời kỳ ủ bệnh (ngày nhập viện=ngày 1).
Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. Tất cả mọi bệnh nhân được can thiệp y tế đều có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Các nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh viện: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn cơ quan khác.
3. Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện: Có 3 con đường lây nhiễm chính trong bệnh viện: lây qua đường tiếp xúc, đường giọt bắn và không khí. 
4. Nguồn lây nhiễm khuẩn bệnh viện:
 
Từ môi trường Từ người bệnh, người nhà,
khách thăm
Từ hoạt động thăm khám và
điều trị
Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trường như nấm, vi khuẩn hoặc các loại vi rút và các ký sinh trùng…do vệ sinh môi trường chưa tốt. Có thể do sự lây lan từ người bệnh này sang người bệnh khác trong thời gian nằm viện, cũng có thể có nguy cơ từ người nhà thăm nuôi người bệnh hoặc khách thăm vì họ có thể là những người đang nhiễm khuẩn (trong thời kỳ ủ bệnh hoặc người lành mang khuẩn). Nguy cơ từ bàn tay NVYT bị nhiễm khuẩn, nguy cơ từ thiết bị và dụng cụ sử dụng cho việc thăm khám, phẫu thuật, không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện các phương pháp thủ thuật, phẫu thuật, nguy cơ từ việc sử dụng kháng sinh không hợp lý.

5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và cho hệ thống y tế như: Tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh; Kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 15 ngày đến trên trên 30 ngày, thậm chí lâu hơn và tử vong; Tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật; Tăng chi phí điều trị cho một trường hợp NKBV thường gấp từ 5 đến 30 lần; Giảm chất lượng chăm sóc người bệnh; Giảm sự hài lòng của người bệnh với bệnh viện.
Một số hình ảnh nhiễm khuẩn vết mổ
Một số hình ảnh nhiễm khuẩn vết mổ
Tai biến liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện “luôn thường trực” có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống, trên mọi thiết bị, trong mọi quy trình, ở mỗi cá nhân, mỗi cơ sở KCB, có phạm vi quốc gia và quốc tế.
Mắt không nhìn thấy Vi sinh vật gây bệnh, xem nhẹ nguy cơ NKBV.
 “Chuyện không ai muốn nhưng vẫn cứ đến!
Nhiễm khuẩn Bệnh viện, nỗi đau kép: Bệnh nhân – Thầy thuốc”

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
1. Đối với nhân viên y tế
a. Tập huấn giáo dục NVYT:  Giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hành và chăm sóc cũng như biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm và giám sát phát hiện các ca NKBV kịp thời phản hồi và đưa biện pháp can thiệp. Có kiểm tra giám sát thường xuyên.
b. Sự hỗ trợ cho công tác triển khai các hoạt động Kiểm soát nhiễm khuẩn: sự hỗ trợ chỉ có thể có được khi có sự tham gia của nhà quản lý, bao gồm cả các trưởng khoa và những người đứng đầu trong công tác KSNK, lấy mục tiêu “An toàn cho người bệnh và An toàn nghề nghiệp, có những hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và vật lực để triển khai các biện pháp kiểm soát lây nhiễm vi khuẩn đa kháng cũng như hạn chế việc lạm dụng kháng sinh..
c. Các hoạt động cụ thể tăng cường sự tuân thủ rửa tay trong NVYT
- Cung cấp đầy đủ phương tiện rửa tay như xà phòng, khăn lau tay, cồn sát khuẩn tay… cho NVYT, học sinh, khách thăm, thân nhân và cả người bệnh.
- Vị trí rửa tay thuận tiện, tránh đi quá xa: Bồn rửa tay trong buồng bệnh, buồng cách ly, buồng làm thủ thuật, … Chai sát khuẩn tay có chứa cồn trên xe tiêm, đầu giường buồng cấp cứu, bệnh nặng…
2. Đối với bệnh nhân và người chăm nuôi
   - Rửa  tay sạch sẽ, sát khuẩn thường xuyên bằng sát khuẩn tay nhanh, đặc biệt là khi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh.
  - Giữ gìn vệ sinh giường bệnh sạch sẽ, gọn gàng.
  - Giữ gìn sạch sẽ tủ đầu giường, các vật dụng xung quanh giường bệnh và phòng bệnh
  - Giữ gìn đồ dùng cá nhân khô ráo, sạch sẽ
  - Phơi đồ đúng vị trí BV quy định.
  - Quy định về trang phục của người bệnh do BV cấp phát.
  - Thải bỏ rác đúng nơi quy định
  - Không khuyến khích nhiều người thân đến thăm bệnh.
Rửa tay đúng quy trình
 

Tác giả bài viết: CN LÊ THỊ LIỄU - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây