"Nắng nóng ngày càng trở nên dị thường và cực đoan hơn".
Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 1998-2017, đã có hơn 166.000 người chết vì nắng nóng, thời tiết khắc nhiệt đã cướp đi nhiều sinh mạng , để lại nhiều đau thương đáng tiếc cho gia đình và người thân.
Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt trong năm vừa rồi vào tháng 4, thành phố Đông Hà ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục: 44 độ kể từ năm 1976 đến nay.
Nhận thức về mức độ nguy hiểm, hiểu biết về xử trí - phòng chống say nóng say nắng của những người bệnh vào điều trị tại khoa còn ở trạng thái “mơ hồ”
Say nóng, say nắng là gì?
Say nóng (heat exhaustion) là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt làm trung khi điều nhiệt bị rối loạn mất kiểm soát. Say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).
Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt (heat stroke) là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao (>40 độ C) kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn đến tổn thương các cơ quan và có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời
Bệnh nhân đến bệnh viện vì sốc nhiệt có tỷ lệ tử vong cao dao động từ 21-63% (Pubmed)
Say nắng là một trường hợp cấp cứu.
Say nắng có thể xảy ra với ai, khi nào?
Say nắng có thể xảy ra với mọi đối tượng, trong hoàn cảnh thụ động hoặc do gắng sức.
Say nắng được chia thành 2 loại: Say nắng cổ điển – Say nắng gắng sức
Say nắng theo phân loại cổ điển (classic heat stroke) thường xuất hiện sau 2 tới 3 ngày sau tiếp xúc với nóng. Khuynh hướng trên bệnh nhân tim mạch, rối loạn thần kinh, tâm thần, béo phì, khuyết tật về thể chất, người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người sử dụng các chất kích thích (ví dụ: rượu hoặc cocaine) và một số loại thuốc khác (ví dụ: thuốc chẹn beta, lợi tiểu, kháng cholinergic), những người thường sống không có điều hòa... Theo thống kê đối tượng người lớn trên 70 tuổi thường bị ảnh hưởng nhiều nhất với tỷ lệ tử vong lên tới 63%. Đối với trẻ em, một nguyên nhân phổ biến đáng tiếc gây tử vong liên quan đến sốc nhiệt ở trẻ em là bị kẹt trong xe đóng kín. Việc ngăn ngừa các sự kiện trong tương lai có thể đạt được bằng cách giáo dục cộng đồng để hiểu rằng cơ thể trẻ dễ bị tổn thương trước nhiệt độ cao như thế nào, tình trạng tăng nhiệt nhanh chóng trong các phương tiện ô tô đóng kín, và vai trò chăm sóc trẻ của người lớn; đồng thời giáo dục trẻ nhỏ về các hành động giúp thoát hiểm khi bị mắc kẹt (bấm còi xe ở khu vực vô lăng, bấm đèn khẩn cấp, bấm nút mở khóa ở ghế tài xế, ...)
Say nắng do gắng sức (exertional heat stroke) thường xảy ra với nhóm lao động trong môi trường nhiệt độ cao bao gồm công nhân làm việc ngoài trời; vận động viên (chạy bộ, đạp xe, đi bộ đường dài…); nhân viên cứu hộ; … tiếp xúc nắng nóng trong thời gian dài ở nhiệt độ và độ ẩm cao
Biểu hiện của của các tình trạng trong mùa nắng nóng?
Theo Bộ Y tế, biểu hiện của các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể.
Mức độ nhẹ là mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút.
Mức độ nặng là đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt…) và có thể tử vong.
Cách xử trí khi gặp phải tình trạng trên?
Một điều cần nhấn mạnh là khoảng thời gian 1 giờ sau khi bị say nóng, say nắng ở mức độ nặng được gọi là “thời điểm vàng” để cấp cứu. Do đó, khi cấp cứu say nắng, say nóng phải hết sức chú ý đến việc cấp cứu ban đầu tại hiện trường.
Nguyên tắc chung bao gồm:
Sử dụng thuốc để hạ sốt đối với bệnh nhân sốc nhiệt?
Thuốc hạ sốt (ví dụ, acetaminophen, aspirin, các thuốc NSAID khác) không có vai trò trong điều trị say nắng chúng không có tác dụng trên vùng dưới đồi khỏe mạnh đã bị quá tải, như trong trường hợp say nắng.
Trong tình huống này, thuốc hạ sốt thực sự có thể có hại ở những bệnh nhân có các biến chứng về gan, huyết học và thận vì chúng có thể làm trầm trọng thêm xu hướng chảy máu.
Các biện pháp dự phòng
Các tác động tiêu cực của nắng nóng đối với sức khỏe có thể dự đoán được và phần lớn có thể phòng ngừa được bằng các chính sách và biện pháp can thiệp cụ thể về y tế công cộng và đa ngành. (WHO)