1. Đặc điểm của bệnh
- Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại.
- Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại.
- Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
2. Quá trình lây truyền và phát triển của bệnh dại
- Bệnh dại hiện diện khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ do nhiều loại động vật có vú gây ra: Chó, mèo, dơi, cáo, gấu trúc, chồn hôi, cầy mangut,… trong đó 99% người mắc bệnh dại bị lây nhiễm từ chó nhà.
- Thời kỳ ủ bệnh: thường từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Bệnh biểu hiện sớm hay trễ phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí xâm nhập của vi rút và tải lượng vi rút. Ví dụ, nếu chó dại cắn ở vùng đầu, mặt, cổ,… gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn, còn nếu cắn ở vị trí tay, chân thì sẽ lâu phát bệnh hơn.
- Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
- Giai đoạn viêm não: mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.
- Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.
3. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.
- Chẩn đoán xác định:
+ Xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não.
+ Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy bệnh nhân.
+ Kỹ thuật phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.
4. Các biện pháp phòng phòng ngừa
- Gần như mọi ca lên cơn dại ở người, kể cả động vật đều dẫn đến tử vong
- Điều trị sau phơi nhiễm có thể ngăn ngừa bệnh nếu thực hiện kịp thời, nhìn chung là trong vòng 10 ngày từ lúc nhiễm. Vắc-xin dại hiệu quả 100% nếu áp dụng sớm và vẫn có cơ hội thành công trong trường hợp chậm trễ.
Để chủ động phòng chống bệnh dại người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
5. Các điểm tiêm phòng dại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
* Các điểm tiêm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tỉnh
+ Phòng tiêm: 9A Lý Thường Kiệt, TP Đông Hà
+ Phòng tiêm: 52 hoàng diệu, TP Đông Hà
* Các điểm tiêm dịch vụ
+ Phòng tiêm dịch vụ Phòng khám Bs Được: 03 đặng dung, TP Đông Hà
+ Phòng tiêm dịch vụ Phòng khám Tâm An: Số 28 Lê Lợi - TP Đông Hà
+ Phòng tiêm dịch vụ 245: 245 Hùng Vương - TP Đông Hà
* Tại Khe Sanh, Hướng Hóa: Phòng Tiêm chủng - Phòng khám nội tổng hợp Quốc tế Việt Pháp (địa chỉ: 35 Hùng Vương, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa)
Tài liệu tham khảo:
1. https://vncdc.gov.vn/benh-dai-nd14503.html.
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_d%E1%BA%A1i
4. https://www.qdnd.vn/y-te/tin-tuc/cac-quoc-gia-dong-nam-a-tang-cuong-no-luc-loai-tru-benh-dai-556195
5. https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/ngay-the-gioi-phong-chong-benh-dai-2892021-cung-nhau-chia-se-su-that-chu-khong-phai-noi-so-hai-0780f2e445996b91e343f9ae06e75eab.html
6. ^ a b “Rabies Post-Exposure Prophylaxis”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 23 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010.