Điều trị đột quỵ não bằng y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền
Chủ nhật - 04/09/2022 22:36
Điều trị đột quỵ não bằng y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền
I. Đại cương - Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là các thiếu sót chức năng của não xảy ra đột ngột do một mạch máu bị vỡ hoặc tắc bao gồm động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch không do chấn thương. Đột quỵ đã và đang là một vấn đề thời sự cấp bách đối với các nước phát triển và đang phát triển. TBMMN có thể xảy ra đối với mọi tuổi, giới, không phân biệt nghề nghiệp, địa dư, kinh tế, xã hội, sắc tộc. Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới sau các bệnh tim mạch, ung thư và là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng thứ nhất. Ở Mỹ cứ mỗi 45 giây có 01 trường hợp đột quỵ não cấp.
- Phân loại Đột quỵ não: có hai loại chính + Xuất huyết não: Khi máu thoát ra khỏi mạch vỡ vào nhu mô não gây tổn thương cho tế bào não. Xuất huyết nội sọ Xuất huyết nảo thất Xuất huyết khoang dưới nhện - Thiếu máu não (nhồi máu não) Đột quỵ thiếu máu não cấp tính Cơn tai biến mạch máu nảo thoáng qua Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các tai biến mạch máu não. Nhồi máu não xảy ra khi một mạch máu bị huyết khối hoặc bị nghẽn mạch làm khu vực não tưới máu bởi động mạch đó bị thiếumáu và hoại tử. Nguyênnhân chủ yếu do: xơ vữa mạch ở người lớn tuổi; tăng huyết áp; bệnh tim có loạn nhịp,hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc bán cấp… Trên lâm sàng, bệnh thường biểu hiện bằngtình trạng liệt nửa người với các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra từ từ với các triệuchứng thần kinh khu trú hơn lan toả và được xếp vào phạm vi của chứng “Bán thân bấttoại” của Y học cổ truyền. II. Điều trị Đột quỵ não bằng Y học cổ truyền
2. 1. Điều trị ở giai đoạn cấp:
- Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đoán xác định TBMMN bằng y học hiện đại (dựa trên triệu chứng lâm sàng có sự thiếu sót về chức năng thần kinh và cận lâm sàng trên phim CT – scanner hoặc MRI sọ não có hình ảnh) sẽ được điều trị ở đơn nguyên Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm 4 mục tiêu: Duy trì đời sống, giới hạn tổn thương hạn chế di chứng và biến chứng. Với các kỹ thuật như: Điều trị nội khoa bằng tiêu sợi huyết đường tỉnh mạch; lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học để khôi phục dòng máu đếm vùng đang thiếu máu, tái thông mạch máu, dưới máy chụp X-quang số hóa xóa nền tại Đơn nguyên Tim mạch can thiệp DSA. Ngày 7/12/2022 Bệnh viện tỉnh Quảng Trị đã vinh dự được Hội Đột quỵ Thế giới trao tặng giải thưởng Bạch kim, là một trong năm Bệnh viện tuyến tỉnh ở nước ta đạt được giải thưởng danh giá của Hội Đột quỵ Thế giới cho những nỗ lực trong công tác cấp cứu và điều trị đột quỵ trong thời gian qua. - Khi bệnh nhân TBMMN giai đoạn tai biến đã ổn định: Các khiếm khuyết thần kinh không tiến triển tiếp; chức năng hô hấp tuần hoàn đã được điều trị ổn định; có biểu hiện hội chứng thần kinh khu trú: Giảm hoặc mất vận động tự chủ nửa người ở các mức độ khác nhau. Có thể điều trị kết hợp với Y học cổ truyền ngay đơn nguyên đột quỵ hoặc chuyển về khoa Y học cổ truyền để điều trị tiếp tục 2.2. Điều trị ở giai đoạn phục hồi, di chứng Sau giai đoạn cấp người bệnh cần sớm được điều trị kết hợp bằng các phương pháp Y học cổ truyền như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, Thủy châm, Cấy chỉ, sử dụng thuốc Đông y. Việc làm này giúp cho điều trị đột quỵ an toàn và hiệu quả cao. 2.2.1 Điều trị Đột quỵ bằng châm cứu Thông qua Châm cứu vào các huyệt, kích thích sự vận hành của khí huyết, sự hoạt động của các cơ, các dây thần kinh, các mô, làm tăng cường sự dinh dưỡng của các cơ quan, có tác dụng khu phong, trừ thấp, bình Can, kiện Tỳ, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu, điều hòa khí huyết.
- Liệt mặt: có thể liệt mặt trung ương cùng bên hoặc ngoại biên khác bên với tay chân liệt + Châm bên liệt các huyệt: Hào châm, điện châm, điện mãng châm các huyệt Thái dương xuyên Đồng tử liêu; Địa thương xuyên Giáp xa; Dương bạch xuyên Ngư yêu; Toản trúc xuyên Tình minh; Phong trì xuyên Phong trì; Thừa tương xuyên Ế phong; Quyền liêuxuyênHạ quan; Hợp cốc đối bên; Nhân trung - Liệt nửa người: + Châm bên liệt các huyệt: Hào châm, điện châm, điện mãng châm các huyệt Giáp tích C4 xuyên C6 ; Kiên ngung xuyên Tý nhu; Khúc trì xuyên Thủ tam lý; Hợp cốc xuyên Lao cung Giáp tích L2 xuyên L5; Hoàn khiêu xuyên Trật biên; Ân môn; Thừa phù; Thừa sơn; Uỷ trung; Dương lăng tuyền; Tam âm giao xuyên Huyền chung; Côn lôn; - Nói khó: châm huyệt liêm tuyền, ngoại kim tân, ngoại ngọc dịch Liệu trình châm 1 lần/ngày, châm 10-15 ngày/ liệu trình 2.2.2. Điều trị đột quỵ bằng các bài thuốc y học cổ truyền Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
Can dương cang thịnh: – Pháp trị: bình can tức phong, tiềm dương – Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm Thiên ma 12g, Câu đằng 15g, Thạch quyết minh 20g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 12g, Ngưu tất 15g, Đỗ trọng 12g, Ích mẫu thảo 15g, Tang ký sinh 12g, Dạ giao đằng 15g, Phục thần 10g, sắc uống ngày 1 thang Phong đàm trệ lạc: – Pháp trị: hóa đàm tức phong, thông lạc – Bài thuốc: hóa đàm thông lạc thang Phục linh 12g, Bạch truật 12g, Bán hạ 8g, Thiên ma 12g, Đởm nam tinh 10g, Thiên trúc hoàng 12g, Đan sâm 20g, Đại hoàng 6g, Hương phụ 12g, sắc uống ngày 1 thang Đàm nhiệt phủ thực: – Pháp trị: thông phủ tiết nhiệt, hóa đàm – Bài thuốc: tinh lâu thừa khí thang Qua lâu 12g, Đởm nam tinh 10g, Sinh địa 6g, Mang tiêu 12g, sắc uống ngày 1 thang Khí hư huyết ứ: – Pháp trị: ích khí hoạt huyết thông lạc – Bài thuốc: bổ dương hoàn ngũ thang Hoàng kỳ 120g, Quy vĩ 12g, Xích thược 12g, Địa long 5g, Xuyên khung 12g, Hồng hoa 6g, Đào nhân 8g, sắc uống ngày 1 thang Âm hư phong động: – Pháp trị: tư âm tiềm dương, trấn can tức phong – Bài thuốc: trấn can tức phong thang Long cốt 15g, Mẫu lệ 20g, Đại giả thạch 20g, Bạch thược 15g, Thiên môn 12g, Huyền sâm 12g, Quy bản 12g, Ngưu tất 15g, Nhân trần 12g, Mạch nha 12g, Cam thảo 8g, Xuyên luyện tử 3g, sắc uống ngày 1 thang 2.2.3. Điều trị đột quỵ bằng phương pháp Thủy châm
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc có chỉ định tiêm bắp, tùy từng trường hợp cụ thể người thầy thuốc có thể sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán. - Các thuốc thường được sử dụng: gingko biloba, piracetam, coenzym Q 10, axit lipoic, cerebrolysin… - Mỗi lần thủy châm 2 – 3 huyệt, mỗi huyệt 1 – 2ml, ngày thủy châm 1 lần, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình. 2.2.4. Phương pháp cấy chỉ: - Cấy chỉ: Có thể chọn 10 – 15 huyệt theo phác đồ huyệt trên để cấy chỉ nửa người bênliệt. Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng từ 7 đến14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ đến khámlại để có chỉ định thực hiện liệu trình tiếp theo. Đây là phương pháp bổ trợ rất tốt giúp cho bệnh nhân đột quỵ hồi phục trí tuệ, vận động… khi không có điều kiện châm cứu hàng ngày hoặc cho những bệnh nhân ở xa 2.2.5. Điều trị đột quỵ bằng với xoa bóp bấm huyệt - Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đây là hai phương pháp thường được Đông y dùng phối hợp nhuần nhuyễn trong điều trị đột quỵ não.
- Thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt và vận động nửa người bên liệt. Day, ấn, bấm huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Liệu trình: từ 10 đến 15ngày/liệu trình. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút, ngày 1 lần. 2.2.6. Điều trị đột quỵ bằng luyện tập phục hồi chức năng: Sau khi bệnh nhân bị dột quỵ đã điều trị qua giai đoạn cấp, bệnh tương đối ổn định, thường là sau 1 đến 7 tuần có thể luyện tập được. Luyện tập từ nhẹ rồi tăng tùy vào giai đoạn liệt, mức độ liệt và cần kiên trì luyện tập thường xuyên, đều đặn.
- Luyện tập phục hồi trí nhớ: học tập, đọc sách báo, thường xuyên thay đổi nội dung và phương pháp học tập giúp cho bệnh nhân không cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán
- Rèn luyện ngôn ngữ: trước tiên cần tập phát âm đơn giản, đối thoại những câu ngắn, học hát những bài quen thuộc, nghe nhạc. Các nghiên cứu cho thấy rằng ở những người bị tai biến nếu được tập luyên ngôn ngữ sớm ngay khi có thể, họ sẽ đạt được nhiều tiến bộ nhất - Vận động thụ động: có thể dùng chi lành hỗ trợ chi bị liệt hoặc cần có người giúp đỡ vận động - Vận động chủ động: tùy theo tình trạng từng người để có phương pháp luyện tập thích hợp, có thể tập ngay trên giường nếu bệnh nhân chưa tự đứng dậy được. 2.2.7. Phương pháp ẩm thực (ăn uống) Ăn uống có vai trò rất lớn trong điều trị và dự phòng đột quỵ . Sau khi bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể bị hao tổn, chất dinh dưỡng do ăn uống cung cấp có tác dụng bổ ích tinh khí, tăng cường thể lực để chống đỡ bệnh tật và phục hồi các chức năng của cơ thể. Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý cần căn cứ vào thể chất, tình trạng của bệnh nhân. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng. Cần chọn các loại thức ăn có dược tính theo từng thể bệnh.
Cháo vừng đen: vừng đen rửa sạch, phơi khô, sao chín, tán bột. Mỗi lần lấy 30g nấu cùng 100g gạo tẻ. Phù hợp với những người suy nhược, tóc bạc sớm, thiếu máu, hay hoa mắt chóng mặt… Cháo nhân sâm: nhân sâm tán bột lấy khoảng 3g, gạo tẻ 100g, đường phèn, nước vừa đủ, cho vào nồi đun nhỏ lửa tới khi cháo nhừ. Cháo có tác dụng bổ ngũ tạng, khí huyết, kéo dài tuổi thọ. Phù hợp với người ăn không tiêu, tiêu lỏng mãn tính, hay hoảng hốt, mất ngủ, trí nhớ giảm, hay quên… Cháo đậu xanh: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh để cả vỏ cho vào nồi cùng gạo tẻ, ninh thành cháo. Công dụng giải độc, sinh tân dịch và tiêu thũng. Thích hợp cho người bị mụn nhọt, béo phì và rối loạn lipid máu. Cháo hà thủ ô: lấy chừng 30 — 60g hà thủ ô sắc ra nước đặc, bỏ bã; thêm 100g gạo tẻ, đại táo vài quả, đường phèn vừa đủ, nấu thành cháo. Có tác dụng ích thận, chống lão hoá, bổ huyết. Phù hợp cho người thận suy, váng đầu, ù tai, suy nhược thần kinh, râu tóc bạc sớm. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xơ hoá động mạch. Cháo lá sen: lấy hai lá sen tươi rửa sạch, sắc kỹ lấy nước, vớt lá bỏ đi, thêm 100g gạo tẻ vào nấu cháo. Cháo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, hạ huyết áp, giảm mỡ máu. Phù hợp với những người huyết áp cao, mỡ máu cao, béo phì…
Cháo sơn tra (quả táo mèo): sơn tra khô 30g, nếu tươi 60g; gạo tẻ 100g, đường phèn 10g. Sơn tra đun lấy nước, bỏ bã, thêm gạo vào nấu chín, rồi thêm đường đun sôi. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh sơn tra có tác dụng tốt với mạch máu, đặc biệt mạch vành. Vì vậy người có bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, có bệnh tim mạch xơ hoá động mạch, người cao tuổi suy giảm trí nhớ thường xuyên ăn cháo sơn tra có tác dụng rất tốt. 2.2.8. Phương pháp điều hòa tình chí: Duy trì trạng thái tâm lý tốt. Tình chí bị kích động là một trong những nguyên nhân gây Đột quỵ. Sách “Hà gian lục thư” cho rằng: ngũ chí quá cực sẽ gây trúng phong, hỉ nộ thương khí: vui quá khí tán, giận khí thăng, bi ai khí tiêu, lao thì khí hao, kinh sợ thì khí loạn, ưu thì khí kết, gây các chứng mất ngủ, trầm cảm....Vì vậy thầy thuốc nên quan tâm tới sự đau khổ của bệnh nhân, làm tốt công tác tư tưởng, động viêm nhân tố tích cực ở người bệnh, tháo gỡ băn khoăn lo lắng, xây dựng tinh thần lạc quan, thoải mái, chế độ sinh hoạt điều độ giúp cho bệnh chóng hồi phục. III. Phòng bệnh - Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như: Huyết áp, đường máu, lipid máu… - Thay đổi lối sống: Ăn nhạt, giảm lượng rượu, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực. - Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Tác giả bài viết: Bs Trần Đình Hải - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện tỉnh Quảng Trị