tin tuc

Tiền đái tháo đường

Thứ ba - 20/09/2022 22:42
Tiền đái tháo đường
1.ĐẠI CƯƠNG
  • Tiền đái tháo đường (PreDiabetes) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ)
  • Khoảng 5-10% người tiền ĐTĐ sẽ trở thành ĐTĐ hàng năm và tổng cộng 70% người tiền ĐTĐ sẽ thành ĐTĐ thực sự.
  • Việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị tích cực người mắc tiền ĐTĐ sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc ĐTĐ típ 2 và dự phòng các biến chứng tim mạch và biến chứng khác do tăng glucose máu (cả tăng lúc đói và sau ăn).
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ người bị RLDNG chiếm 8,6%, tương đương 5,3 triệu người, gấp 1,4 lần so với bệnh nhân ĐTĐ.
2.CHẨN ĐOÁN
  • Rối loạn glucose máu lúc đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L) (glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ), hoặc
  • Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) bằng đường uống với 75 g glucose , hoặc
  • HbA1c: 5,7 – 6,4%
Tiền đái tháo đường
 
QUY TRÌNH KHÁM
Khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng.
- Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI* ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:
  • Có người thân đời thứ nhất ( bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ ) bị ĐTĐ
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA)
  • HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/l) và/hoặc triglyceride >250mg/dL (2,8mmol/l)
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
  • Ít hoạt động thể lực
  • Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như béo phì nặng, dấu gai đen(acanthosis nigricans)
- Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.
- Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên
Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Mục tiêu điều trị:
  • Mục tiêu HbA1c: <5,7% 
  • Giảm được ít nhất 3-7% cân nặng ở người thừa cân/béo phì và duy trì ở mức đó
  • Vòng eo < 80cm với nữ giới, < 90cm với nam giới
  • Đạt được hoạt động thể lực cường độ trung bình tối thiểu 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần 
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch (nếu có) bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và bỏ hút thuốc lá
4.2. Các phương pháp điều trị
4.2.1. Thay đổi lối sống:
- Can thiệp dinh dưỡng:
  • Can thiệp giảm cân bằng dinh dưỡng và hoạt động thể lực xuyên suốt quá trình điều trị đối với người thừa cân, béo phì.
  • Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo, với mức giảm cân dần dần cho người thừa cân, béo phì.
  • Khuyến cáo lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, rau, hoa quả, không gia công chế biến công nghiệp, chất béo không no (dầu thực vật, cá).
  • Bên cạnh chế độ ăn giảm tổng năng lượng, một số thực phẩm được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ như các loại hạt, dâu, sữa chua, cà phê, trà được khuyến khích sử dụng.
  • Ngược lại các thực phẩm cần hạn chế như thịt đỏ, đồ ngọt, nhiều đường, các thức ăn chứa mỡ bão hòa (động vật).
  • Với người không thừa cân, béo phì: không cần giảm cân, chỉ thay đổi sự lựa chọn thực phẩm như trên.
  • Tăng hoạt động thể lực:
  • Người tiền ĐTĐ cần duy trì tập luyện và hoạt động thể lực nhằm đích tiêu hao khoảng 700kcalo/tuần tương đương với mức độ tập luyện cường độ trung bình 150 phút/tuần như đi bộ nhanh. Tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Mỗi lần không dưới 10 phút.
  • Giảm thời gian ngồi tĩnh tại.
  • Tăng cường hoạt động trong ngày, kết hợp các loại hình tập luyện: aerobic, đi bộ, thể dục dụng cụ…
  • Lựa chọn bài tập và mức độ tuỳ từng cá thể.
  • Lưu ý với người có bệnh tim mạch (cần được bác sỹ đánh giá bệnh tim mạch trước luyện tập).
  • Chương trình can thiệp được thay đổi linh hoạt trên khung qui định, tuỳ từng cá thể.
    1.  
4.2.2. Điều trị bằng thuốc
Metformin là nhóm thuốc chính được chỉ định điều trị tiền ĐTĐ (được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp cụ thể).
4.2.3. Theo dõi
  • Tần suất khám mỗi tháng 1 lần xét nghiệm glucose máu đói; HbA1c xét nghiệm 3 tháng 1 lần
  • Đối với đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường nhưng kết quả xét nghiệm glucose máu bình thường: xét nghiệm lại glucose máu hằng năm
Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và ĐTĐ type 2. Việc phát hiện sớm và điều trị tiền ĐTĐ giúp giảm nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2. Can thiệp lối sống vẫn là biện pháp quan trọng để quản lý và điều trị tiền ĐTĐ.
Phụ lục 1: Chỉ số đường huyết (GI) của một số thực phẩm
(Chỉ số GI cao: >=70; GI trung bình: 56-69; GI thấp: <=55)
Tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường

Phụ lục 2: Tính nhu cầu năng lượng
B1: Tính cân nặng lý tưởng: CNLT=(Chiều cao(cm)-100) x 0.9
B2: Tính nhu cầu năng lượng
Mức độ lao động Nam Nữ
Nhẹ 30kcal/kg x cân nặng lý tưởng 25kcal/kg x cân nặng lý tưởng
Vừa 35kcal/kg x cân nặng lý tưởng 30kcal/kg x cân nặng lý tưởng
Nặng 45kcal/kg x cân nặng lý tưởng 40kcal/kg x cân nặng lý tưởng

*Tính chỉ số khối cơ thể BMI:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường” Bộ y tế 2020
  2. IDF (2019) Diabetes Atlas Ninth edition 2019, 2021
  3. Guidelines ADA 2022

Tác giả bài viết: Bs Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Khoa Nội Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây