Mụn trứng cá là bệnh lý viêm mạn tính của nang lông tuyến bã
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên và có thể để lại sẹo lồi hoặc lõm nếu không điều trị đúng cách
Trong giai đoạn thanh thiếu niên, mụn trứng cá thường gặp ở nam hơn nữ
Ngược lại, trong giai đoạn trưởng thành, mụn trứng cá thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông
Mụn trứng cá hay gặp ở vùng phát triển tuyến bã như mặt, ngực, lưng
2. Cơ chế bệnh sinh
Sừng hóa nang lông (tăng sản thượng bì vùng nang lông)
Tăng tiết bã nhờn
Viêm
Sự hiện diện và hoạt động của vi khuẩn C.acnes
3. Yếu tố khởi phát
Hầu hết bệnh nhân khởi phát vào độ tuổi dậy thì, một số trường hợp khác có thể từ tuổi sơ sinh hoặc trẻ em
Một số thuốc có thể gây bùng phát mụn đột ngột gồm corticosteroid, lithium, isoniazid, hợp chất có halogen, hormone testosterone…
4. Phân loại tổn thương mụn trứng cá
Tổn thương mụn không viêm:
Nhân mụn đóng (hay còn gọi là mụn đầu trắng): là những sẩn nhỏ, sáng màu, hơi gồ lên mặt da, do chất bã không thoát ra ngoài được
Nhân mụn mở (hay còn gọi là mụn đầu đen): là sang thương phẳng hoặc hơi gồ lên mặt da, do các chất bã trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ bị oxy hoá và nhiều sắc tố melanin và các tế bào sừng bị nén lại
Tổn thương mụn viêm:
Sẩn viêm: đường kính < 5mm, vị trí ở nang lông, viền đỏ xung quanh, không có mủ
Cục: đường kính > 5mm, không có mủ
Mụn mủ: đường kính < 5mm, chứa mủ trắng hoặc vàng, xung quanh có quầng đỏ
Nốt/nang: đường kính > 5mm, viêm, cứng, đau, chứa dịch mủ lẫn máu, ở sâu hơn, chúng có thể tập hợp lại với nhau tạo thành 1 mảng viêm lớn và tạo xoang mủ thông ngách với nhau (trứng cá mạch lươn)
5. Sẹo do mụn trứng cá để lại
Sẹo lõm
Sẹo lồi
6. Phân độ nặng của mụn trứng cá7. Điều trị mụn trứng cá tấn công
MỨC ĐỘ
MỤN NHÂN
TRỨNG CÁ SẨN MỦ NHẸ - TRUNG BÌNH
TRỨNG CÁ SẨN MỦ NẶNG/TRỨNG CÁ BỌC TRUNG BÌNH
TRỨNG CÁ BỌC NẶNG/TRỨNG CÁ BÙNG PHÁT
Lựa chọn 1
Không điều trị gì cũng được
Adapalene + BPO + Clindamycin bôi
Isotretinoin 0.3-0.5 mg/kg
Isotretinoin 0.5-1 mg/kg
Lựa chọn 2
Retinoid bôi
Azelaic acid/BPO/Adapalene bôi/Clindamycin bôi + Tretinoin/Kháng sinh hệ thống + Adapalene
Kháng sinh hệ thống + Adapalene/Kháng sinh hệ thống + Adapalene + BPO
Kháng sinh hệ thống + Azelaic acid/Kháng sinh hệ thống + Adapalene + BPO
Lựa chọn 3
Azelaic acid/BPO
Ánh sáng xanh/Kẽm uống/Kháng sinh hệ thống + Azelaic acid/Kháng sinh hệ thống + Adapalene + BPO/Kháng sinh hệ thống + BPO/Ery bôi + Isotretinoin/Ery bôi + Tretinoin
Kháng sinh hệ thống + BPO
Kháng sinh hệ thống + Adapalene/Kháng sinh hệ thống + BPO
Lựa chọn thay thế cho phụ nữ trưởng thành
Hormone + Kháng sinh hệ thống/ Hormone + Kháng sinh bôi
/ 9. Những thói quen nên làm ➢ Không cố gắng làm khô da Da bị mụn thường nhờn, tuy nhiên bạn không nên cố gắng làm khô da bằng các sản phẩm làm se hoặc chứa alcohol vì sẽ làm da kích ứng. Nếu da khô và kích ứng do các sản phẩm thuốc bôi trị mụn, bạn có thể dùng thêm dưỡng ẩm dành cho da mụn sau khi rửa mặt mỗi ngày để làm tăng khả năng dung nạp với điều trị. Sản phẩm dưỡng ẩm dành cho da mụn cần có các đặc điểm là không chứa dầu, không sinh nhân mụn và không gây bít tắc ➢ Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi Rửa mặt quá nhiều lần mỗi ngày có thể làm da kích ứng và mụn trầm trọng hơn. Bạn chỉ nên rửa mặt hai lần mỗi ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Tình trạng tiết nhiều mồ hôi, thường gặp như khi đội nón bảo hiểm, có thể làm mụn nặng hơn, vì vậy bạn nên rửa mặt ngay khi có thể khi đổ nhiều mồ hôi
➢ Nhẹ nhàng với da Bạn nên rửa mặt nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay thay vì sử dụng các dụng cụ như miếng bọt biển hoặc vải thô ráp chà xát lên da. Cách chăm sóc đúng là rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch ➢ Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ với da Bạn nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa alcohol hoặc dầu, có dán nhãn “không sinh nhân mụn” hoặc “không gây bít tắc”. Những sản phẩm dễ gây kích ứng như tẩy tế bào chết có thể làm da bị khô, đỏ và làm mụn trầm trọng hơn
➢ Sử dụng riêng các sản phẩm trang điểm Mặc dù mụn trứng cá không lây, nhưng việc sử dụng chung các sản phẩm trang điểm hoặc cọ trang điểm có thể chứa vi khuẩn sinh mụn, bụi bẩn, tế bào da chết hoặc chất nhờn gây mất vệ sinh và làm bít tắc lỗ chân lông ➢ Tẩy trang trước khi ngủ Ngay cả sản phẩm trang điểm không sinh mụn cũng có thể khiến da nổi mụn nếu để qua đêm. Vì vậy cho dù mệt mỏi sau một ngày làm việc, bạn vẫn nên tẩy trang sạch trước khi đi ngủ bằng nước tẩy trang không sinh nhân mụn
➢ Gội đầu thường xuyên Nếu tóc bị nhờn, bạn nên gội đầu mỗi ngày ➢ Để da lành tự nhiên Việc nặn mụn không đúng cách sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, da sẽ lâu lành và tăng nguy cơ hình thành sẹo sau đó ➢ Nên kiên trì với một sản phẩm trị mụn Bạn không nên thử thuốc trị mụn mới mỗi tuần. Điều này có thể làm da kích ứng và tình trạng mụn nặng hơn. Một sản phẩm điều trị mụn cần từ 6 đến 8 tuần để đạt được hiệu quả
➢ Không để tay lên mặt Chạm tay lên mặt nhiều lần trong ngày có thể khiến da ửng đỏ và nổi mụn do bụi bẩn, vi khuẩn từ tay có thể lan sang mặt. Chỉ sử dụng tay sạch khi rửa mặt hoặc thoa các sản phẩm trang điểm, kem bôi mụn hoặc sản phẩm chăm sóc lên da ➢ Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và giường làm đen da Phơi nắng làm hại da của bạn. Ngoài ra, một số loại kem trị mụn làm da tăng nhạy cảm với tia cực tím của ánh nắng mặt trời và thiết bị làm đen da. Sử dụng giường làm đen da làm tăng nguy cơ ung thư tế bào hắc tố, loại ung thư da có tỉ lệ tử vong cao nhất