Về chất lượng báo cáo ADR:
Các báo cáo ADR phần lớn đầy đủ thông tin, thường chỉ thiếu thông tin về các thuốc dùng đồng thời, một số không ghi tên khoa báo cáo. Khoa Dược đã bổ sung đầy đủ thông tin trước khi gửi Trung tâm Quốc gia.
1.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:
Nhận xét:
Số lượng báo cáo ADR từ khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng được ghi nhận nhiều nhất với 25 báo cáo chiếm tỷ lệ 35,21%, tiếp theo là Bệnh nhiệt đới với 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 22,54%, Khoa Nội tổng hợp với 8 báo cáo chiếm tỷ lệ 11,27%.
Các khoa không có báo cáo ADR trong năm 2020 gồm: Khoa Ung bướu, Hồi sức tích cực-chống độc, Tâm thần kinh, Răng-Hàm-Mặt, Da liễu, Phẫu thuật-GMHS, Khám bệnh, Y học cổ truyền.
2.Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc
Trong 71 báo cáo ADR từ các khoa gửi về, có 77 thuốc nghi ngờ chia làm các nhóm sau:
STT |
Nhóm thuốc |
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Kháng sinh |
67 |
87,01 |
2 |
Paracetamol và các NSAIDS |
4 |
5,19 |
3 |
Thuốc cản quang |
3 |
3,9 |
4 |
Thuốc kháng lao |
2 |
2,6 |
5 |
Thuốc khác |
1 |
1,3 |
Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 67 báo cáo chiếm tỷ lệ 87,01%. Các thuốc khác chiếm 12,99%, bao gồm thuốc giảm đau (paracetamol), NSAID, thuốc kháng lao, thuốc cản quang…
Trong 67 báo cáo ADR về kháng sinh được phân bố vào các nhóm thuốc và phân nhóm sau:
STT |
Nhóm KS |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Nhóm Beta-lactam |
43 |
64.18 |
2 |
Nhóm Peptid |
11 |
16.42 |
3 |
Nhóm Quinolon |
6 |
8.96 |
4 |
Nhóm 5-nitro-imidazol |
2 |
2,99 |
5 |
Nhóm Aminoglycosid |
4 |
5,97 |
6 |
Nhóm khác |
1 |
1,49 |
Các Kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam ghi nhận được số báo cáo ADR nhiều nhất với 43 báo cáo, chiếm tỷ lệ 64,18%, tiếp theo là nhóm Peptid (Vancomycin) với 11 báo cáo chiếm tỷ lệ 16,42% trong tổng số các kháng sinh.
3.Phân bố báo cáo ADR theo từng thuốc
Trong năm 2020, 28 thuốc được ghi nhận có xảy ra ADR theo tỷ lệ như sau:
STT |
Thuốc |
Số lượng báo cáo |
Tỷ lệ %) |
1 |
Vancomycin |
11 |
14.29 |
2 |
Cefotaxim |
9 |
11.69 |
3 |
Ceftriaxon |
9 |
11.69 |
4 |
Cloxacillin |
8 |
10.39 |
5 |
Ofloxacin |
3 |
3.90 |
6 |
Diclofenac |
3 |
3.90 |
7 |
Cefotiam |
3 |
3.90 |
8 |
Ampicilin + Sulbactam |
3 |
3.90 |
9 |
Ultravist |
3 |
3.90 |
10 |
Metronidazol |
2 |
2.60 |
11 |
Ceftazidim |
2 |
2.60 |
12 |
Gentamicin |
2 |
2.60 |
13 |
Turbezid và Ethambuto |
2 |
2.60 |
14 |
Moxifloxacin |
2 |
2.60 |
15 |
Cefuroxim |
2 |
2.60 |
16 |
Piperacillin |
1 |
1.30 |
17 |
Oxacillin |
1 |
1.30 |
18 |
Piperacillin + Tazobactam |
1 |
1.30 |
19 |
Amoxicillin và acid Clavulanic |
1 |
1.30 |
20 |
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván |
1 |
1.30 |
21 |
Neomycin |
1 |
1.30 |
22 |
Cefoperazon |
1 |
1.30 |
23 |
Paracetamol |
1 |
1.30 |
24 |
Fosfomycin |
1 |
1.30 |
25 |
Amikacin |
1 |
1.30 |
26 |
Levofloxacin |
1 |
1.30 |
27 |
Cefalothin |
1 |
1.30 |
28 |
Amoxicillin |
1 |
1.30 |
Trong các báo cáo nhận được năm 2020, Vancomycin chiếm tỷ lệ cáo nhất là 14,29% với 11 báo cáo; tiếp theo là Cefotaxim và Ceftriaxon với 9 báo cáo chiếm 11,69% và Cloxacillin chiếm tỷ lệ 10,39%.
4.Phân bố báo cáo theo đường dùng
STT |
Đường dùng |
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Tiêm truyền |
54 |
70,13 |
2 |
Test |
13 |
16,88 |
3 |
Tiêm bắp |
7 |
9,09 |
4 |
Uống |
3 |
3,90 |
Phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc bằng đường tiêm/truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,13% với 54 báo cáo, tiếp theo là các test da với 13 báo cáo chiếm 16,88%.
Một số kết luận:
- 3 khoa có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất: Chấn thương chỉnh hình –Bỏng, Bệnh nhiệt đới, Nội tổng hợp
- Các khoa không có báo cáo ADR gồm: Ung bướu, Hồi sức tích cực-chống độc, Tâm thần kinh, Răng-Hàm-Mặt, Da liễu, Phẫu thuật-GMHS, Khám bệnh, Y học cổ truyền. Đề nghị chú ý hơn đến trách nhiệm theo dõi, xử trí và báo cáo ADR khi có xảy ra.
- Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất.
- Vancomycin là thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất. Cần chú ý đến hội chứng người đỏ (red man syndrome - RMS) xảy ra do truyền nhanh (> 10 mg/phút) hoặc nồng độ pha loãng cao (≥5 mg/ml).