![](/uploads/news/2024_12/image-20241231082249-1.png)
Health Canada: Hội chứng viêm ruột liên quan đến kháng sinh amoxicillin
- Hội chứng viêm ruột do thuốc là một phản ứng dị ứng với triệu chứng điển hình là nôn kéo dài (Từ 1 - 4 giờ sau khi dùng thuốc), chủ yếu được báo cáo ở trẻ em sử dụng các thuốc chứa amoxicillin. Các triệu chứng khác có thể bao gồm như: đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, hạ huyết áp hoặc tăng bạch cầu trung tính. Trong các trường hợp nghiêm trọng, hội chứng có thể tiến triển thành sốc.
- Bệnh nhân nên được khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc chứa amoxicillin và thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu gặp các triệu chứng của hội chứng viêm ruột do thuốc, vì đây có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Nguy cơ gặp hội chứng viêm ruột sẽ được cập nhật trong các tờ thông tin sản phẩm của thuốc chứa amoxicillin. Các mục: Cảnh báo và thận trọng; Tác dụng không mong muốn; Thông tin thuốc cho bệnh nhân trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc chứa amoxicillin lưu hành tại Canada.
(Nguồn: Health Product InfoWatch: August 2024 - Canada.ca)
Medsafe: Nhắc lại chống chỉ định sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) trong thai kỳ
- Trung tâm theo dõi phản ứng có hại ở New Zealand (CARM) đã nhận được một báo cáo nghi ngờ phản ứng có hại của thuốc liên quan đến sử dụng đồng thời losartan và empagliflozin trên thai nhi phơi nhiễm thuốc trong thai kỳ. Các phản ứng được báo cáo gồm hội chứng suy thai, rối loạn thai nhi và hội chứng Potter (một tình trạng hiếm gặp làm giảm nước ối và suy thận ở thai nhi). Dữ liệu về tính an toàn của empagliflozin trong thai kỳ còn hạn chế.
- Điểm tin này nhắc lại thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin bị chống chỉ định trong thai kỳ.
- Tăng huyết áp khi mang thai
- Trong thai kỳ, huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến tiền sản giật và những hậu quả bất lợi cho mẹ và thai nhi.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp được khuyến cáo sử dụng cho tất cả phụ nữ mang thai gặp cơn tăng huyết áp nghiêm trọng để giảm huyết áp ngay. Thuốc cũng được cân nhắc sử dụng trên phụ nữ có tăng huyết áp thai kỳ, đặc biệt khi có thêm các yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật và/hoặc các bệnh đi kèm.
- Nguy cơ khi sử dụng ACEi và ARB
- Các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân người lớn bao gồm ACEI (enalapril, lisinopril, perindopril, quinepril, ramipril) và ARB (candesartan, losartan). Tuy nhiên, các thuốc này chống chỉ định trong thai kỳ.
- Việc sử dụng các thuốc này trong thời kỳ mang thai có mối liên quan đến độc tính trên thai nhi và trẻ sơ sinh, bao gồm dị tật hộp sọ, giảm thể tích dịch ối, hạ huyết áp, tăng kali máu, suy thận và thai chết lưu.
- Khuyến cáo khi kê ACEI và ARB cho bệnh nhân có khả năng sinh sản
- Trước khi bắt đầu điều trị cần hỏi bệnh nhân có đang mang thai hoặc có dự định mang thai hay không.
- Thông báo cho bệnh nhân nguy cơ của thuốc ACEI/ARB lên thai nhi và khuyến khích bệnh nhân đến gặp bác sĩ nếu họ mang thai. Nếu bệnh nhân có kế hoạch mang thai, cân nhắc chuyển sang sử dụng thuốc điều tăng huyết áp thay thế trước khi thụ thai.
- Nếu bệnh nhân mang thai trong quá trình điều trị bằng ACEI/ARB, cần ngừng thuốc và thay thế bằng thuốc điều tăng huyết áp phù hợp khác.
(Nguồn:Medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/September2024/ACEi-and-ARBs-contraindicated-in-pregnancy.html)
BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2024
Tổ Dược lâm sàng tổng kết báo cáo ADR từ 01/01/2024 đến ngày 05/11/2024 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, kết quả như sau:
1. Số lượng, chất lượng báo cáo ADR
Về chất lượng báo cáo ADR:
Các báo cáo ADR phần lớn đầy đủ thông tin, thường chỉ thiếu thông tin về các thuốc dùng đồng thời, cân nặng, một số khoa không ghi tên khoa báo cáo. Khoa Dược đã dựa trên phần mềm bệnh viện để bổ sung đầy đủ thông tin hơn.
Chất lượng báo cáo ADR đạt 1 điểm (là báo cáo chất lượng tốt) theo theo thang điểm VigiGrade của Trung tâm theo dõi Uppsala - Tổ chức Y tế thế giới WHO (Trung tâm WHO-UMC).
Về số lượng báo cáo ADR: Tổng số báo cáo ADR từ 01/01/2024 đến ngày 05/11/2024 tại Bệnh viện từ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng là 98 báo cáo. So với cùng kì năm 2023 (51 báo cáo ADR) thì năm 2024 tăng 47 báo cáo.
2. Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa
Bảng 1. Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa
STT |
Khoa |
Số báo cáo |
Tỷ lệ (%) (N=98) |
1 |
Lão học |
29 |
29,59% |
2 |
Ngoại Chấn Thương-Bỏng |
20 |
20,41% |
3 |
Ngoại Tổng Hợp |
15 |
15,31% |
4 |
Nội tổng hợp |
11 |
11,22% |
5 |
Mắt |
6 |
6,12% |
6 |
Nhi |
6 |
6,12% |
7 |
Bệnh nhiệt đới |
4 |
4,08% |
8 |
Hồi sức tích cực - Chống độc |
3 |
3,06% |
9 |
Răng Hàm Mặt |
2 |
2,04% |
10 |
Tai mũi họng |
1 |
1,02% |
11 |
Tâm thần kinh |
1 |
1,02% |
|
Tổng |
98 |
100% |
Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR từ khoa Lão học được ghi nhận nhiều nhất với 29 báo cáo chiếm tổng 29,59%, tiếp theo là khoa Ngoại chấn thương-Bỏng với 20 báo cáo chiếm tỷ lệ 20,41%, tiếp đến là khoa Ngoại tổng hợp với 15 báo cáo chiếm 15,31% và khoa Nội tổng hợp với 11 báo cáo chiếm 11,22% các khoa còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Các khoa lâm sàng không có báo cáo ADR từ 01/01/2024 đến ngày 05/11/2024 gồm: Phẫu thuật gây mê-HS, Da liễu, Bệnh nhiệt đới, Y học cổ truyền, Nội thận-Tiết niệu-Thận nhân tạo, Phục hồi chức năng, Ung bướu, Phụ sản, Chẩn đoán hình ảnh, Nội tim mạch, Khám bệnh.
3. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc
Trong 98 báo cáo ADR từ các khoa gửi về, chia làm các nhóm sau:
Bảng 2. Các nhóm thuốc trong báo cáo ADR
STT |
Nhóm thuốc |
Số báo cáo |
Tỷ lệ(%) (N=103) |
1 |
Kháng sinh |
88 |
85,44% |
2 |
NSAIDs |
3 |
2,91% |
3 |
Huyết thanh miễn dịch |
2 |
1,94% |
4 |
Lợi tiểu và chất ức chế carbonic anhydrase |
2 |
1,94% |
5 |
Thuốc cản quang |
2 |
1,94% |
5 |
Chống đông máu |
1 |
0,97% |
7 |
Gây tê, gây mê |
1 |
0,97% |
8 |
Thuốc chống loạn thần phenothiazin |
1 |
0,97% |
9 |
Thuốc điện giải (vitamin và khoáng chất) |
1 |
0,97% |
10 |
Thuốc giảm đau opioid |
1 |
0,97% |
11 |
Thuốc giảm đau, hạ sốt |
1 |
0,97% |
|
Tổng |
103 |
100% |
Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 88 báo cáo chiếm tỷ lệ 85,44%. Các thuốc khác chiếm 14,56%, bao gồm thuốc NSAID, thuốc cản quang, huyết thanh miễn dịch, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm đau opioid, chống đông máu, lợi tiểu và chất ức chế carbonic anhydrase, gây tê, gây mê, thuốc chống loạn thần phenothiazin, thuốc điện giải (vitamin và khoáng chất).
Các Kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin ghi nhận được số báo cáo ADR nhiều nhất với 59 báo cáo, chiếm tỷ lệ 67,05%, tiếp theo là nhóm Quinolon 15 báo cáo, chiếm tỷ lệ 17,05%. Các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể như Cefoperazone có 17 báo cáo, Ceftizoxime và Levofloxacin với đồng 8 báo cáo, Cefotaxim là 7 báo cáo,…
4. Phân bố báo cáo theo đường dùng
Bảng 3. Phân bố báo cáo theo đường dùng
STT |
Đường dùng |
Số báo cáo |
Tỷ lệ (%) (N=98) |
1 |
Tiêm tĩnh mạch |
66 |
67,35% |
2 |
Truyền tĩnh mạch |
22 |
22,45% |
3 |
Uống |
5 |
5,10% |
4 |
Tiêm bắp |
4 |
4,08% |
5 |
Tiêm dưới da |
1 |
1,02% |
|
Tổng |
98 |
100% |
Nhận xét: Đường “tiêm tĩnh mạch” chiếm tỷ lệ báo cáo ADR cao nhất là 67,35% với 66 báo cáo, tiếp theo là “truyền tĩnh mạch” với 22,45%. Với 22 báo cáo. Những đường dùng khác chiếm tỷ lệ thấp.
5. Khó khăn, nhược điểm khảo sát, hạn chế cần khắc phục
Tất cả các báo cáo ADR đều do các cán bộ y tế ghi nhận và gửi về khoa Dược, trong trường hợp các khoa quên gửi báo cáo về hoặc không ghi nhận báo cáo ADR thì khoa Dược chưa có công cụ để rà soát trên bệnh án điện tử.
Khảo sát về chất lượng báo cáo được chấm điểm theo phương pháp VigiGrade, đây là một trong số nhiều phương pháp đánh giá chất lượng báo cáo được sử dụng trên thế giới, trong phương pháp này còn một số hạn chế như: điểm đánh giá chung chung, chưa được tính cụ thể theo từng trường thông tin trong báo cáo.
6. Đề xuất các khuyến cáo, giải pháp cải tiến chất lượng
- Thiết lập công cụ trên hệ thống kê đơn bệnh viện để có thể xuất được dữ liệu chứa các thông tin về phản ứng có hại của thuốc.
- Thận trọng khi kê đơn và sử dụng thuốc cho bệnh nhân nhi, người bệnh cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh nặng, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận. Theo dõi chặt chẽ những người bệnh này trong quá trình sử dụng thuốc.
- Thận trọng khi kê đơn những thuốc được biết đến là có nguy cơ cao gây phản ứng có hại và tương tác thuốc (thuốc chống đông, thuốc hạ đường huyết, các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương…); giám sát chặt chẽ những người bệnh đã có biểu hiện ADR khi dùng thuốc.
- Phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo) và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau./.