tin tuc

Thính lực đồ, nhĩ lượng đồ

Thứ ba - 25/04/2023 03:35
Đo thính lực có vai trò vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm tình trạng suy giảm thính lực và có hướng điều trị kịp thời cho cả trẻ em và người lớn. Tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị có một số phương pháp đo thính lực được thực hiện, phù hợp cho từng đối tượng như trẻ sơ sinh, thiếu niên, và người lớn, giúp hỗ trợ cho việc chẩn đoán:
  • Đo thính lực đơn âm
  • Đo nhĩ lượng
Phòng và máy đo thính lực
Phòng và máy đo thính lực

I. Đại cương
- Tai là bộ phận quan trọng để tiếp nhận âm thanh trong không khí và đưa thông tin đến não bộ. Tai có thể phân biệt được âm thanh nhỏ, lớn, tiếng ồn, định hướng nguồn âm thanh và khoảng cách của nó.
- Tai người gồm có 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong

 



Vai trò của đo thính lực, nhĩ lượng
– Sàng lọc khả năng nghe ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, tất cả trẻ sơ sinh cần được kiểm tra sàng lọc thính lực bằng đo âm ốc tai ( Được thực hiện tại khoa Sản- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị)
– Sàng lọc cho trẻ em bị mất thính lực
– Đánh giá khả năng ở người lớn khi gặp các vấn đề về thính giác ở một hoặc cả 2 tai, gặp khó khăn khi nghe, hiểu.
– Đánh giá thính lực ở người lớn tuổi. Biểu hiện của người lớn tuổi cần được đo thính lực nhĩ lượng là thường xuyên không trả lời khi được hỏi, 1 câu hỏi cần được nhắc nhiều lần…
– Kiểm tra thính lực cho những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, hoặc đang dùng nhiều loại kháng sinh như gentamicin.
Phát hiện loại và mức độ suy giảm thính lực (dẫn truyền,hỗn hợp thần kinh; ở 1 hoặc cả 2 tai).
– Đánh giá độ thông thuận của màng chuỗi xương con hay gặp trong các bệnh lý: dị dạng xương con, xơ nhĩ, xốp xơ tai, sẹo vôi hóa màng nhĩ,…
– Đánh giá áp lực trong hòm tai khi người bệnh có cảm giác nước óc ách trong tai, hoặc ở bệnh lý như viêm tai thanh dịch, viêm tai xẹp, túi co kéo, viêm VA mạn tính, bệnh lý mũi xoang…
– Đánh giá chức năng vòi nhĩ, gặp trong bệnh lý như: vòi nhĩ doãng rộng, viêm tắc vòi nhĩ
– Ù tai giúp phân biệt bệnh lý tai giữa, tai trong.
– Đánh giá tình trạng chuỗi xương con – Tình trạng màng nhĩ

I. Đo thính lực đơn âm
1. Định nghĩa
- Là phương pháp đo chủ quan (phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của bệnh nhân) được ứng dụng rộng rãi và cơ bản nhất trong thính học, giúp đánh giá được mức độ nghe kém và nhận định sơ bộ về tổn thương của cơ quan thính giác.
- Là tìm ngưỡng nghe đơn âm ở từng tần số, từng cường độ theo đường khí và đường xương. Ngưỡng nghe ở 1 tần số là cường độ  âm thanh  nhỏ nhất tại tần số đó mà bệnh nhân nghe được.
2.Chỉ định
- Bệnh nhân có bệnh lý về tai.
- Có dấu hiệu suy giảm thính lực
- Tiếp xúc với chất độc tai
- Khi cần giám định điếc
- Khám và tư vấn đeo máy trợ thính
- Kiểm tra sức nghe đối với các nghề nghiệp đặc thù
II. Đo nhĩ lượng
1.Định nghĩa
   Đo nhĩ lượng là phép đo đánh giá độ thông thuận của hệ thống tai giữa qua đó đánh giá sự toàn vẹn của màng nhĩ, chuỗi xương con, áp lực trong hòm tai và chức năng vòi nhĩ.
2.Chỉ định
- Đánh giá độ thông thuận của màng nhĩ, chuỗi xương con, gặp trong các bệnh lý như: xơ nhĩ, xốp xơ tai, sẹo vôi hóa màng nhĩ, dị dạng xương con...
- Đánh giá áp lực trong hòm tai, gặp trong bệnh lý như: viêm tai thanh dịch, viêm tai xẹp, túi co kéo, cảm giác nước óc ách trong tai, viêm VA mạn tính, bệnh lý mũi xoang...
- Đánh giá chức năng vòi nhĩ, gặp trong bệnh lý như: vòi nhĩ quá rộng...
Đo thính lực và đo nhĩ lượng
Đo thính lực và đo nhĩ lượng
 

Tác giả bài viết: BSCKI. Bùi Thị My Na - Khoa TMH

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây