1.Khái niệm
Tiêm vắc-xin là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh để kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh.
Các loại vắc-xin virut dùng các virut đã bị vô hiệu hóa, trong khi nhiều vắc-xin vi khuẩn dựa trên thành phần tế bào nhỏ của vi khuẩn, bao gồm các thành phần độc hại đã bị vô hiệu hóa.
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vắc-xin. Hầu hết đều ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, rất hiếm có phản ứng ở mức độ nặng (hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ).
2. Các loại vacxin và phản ứng thường gặp sau tiêm chủng
Bệnh lý |
Vắc-xin |
Phản ứng |
Lao |
BCG: 0.1ml (Việt Nam) -Tiêm trong da |
Không có sẹo tại chỗ tiêm ngoài 4 tháng hoặc có hạch cổ, nách, dưới đòn trái, mụn mủ quá to (đường kính >1cm) →Khám lại ngay |
Viêm gan B |
Engerix B 10µg/0.5ml, 20µg/ml (Bỉ) - Tiêm bắp Euvax B 10 µg/0.5ml (Hàn Quốc) - Tiêm bắp Hepavaxgen 10mcg/0.5ml (Hàn Quốc) - Tiêm bắp |
Sưng nóng đỏ tại vị trí tiêm 1 - 2 ngày. Hiếm khi nôn, tiêu chảy, phát ban |
Huyết thanh kháng VGB |
Immunohbs 180UI/ml (Italia) - Tiêm bắp |
Ít gặp, có thể sưng cứng tại vị trí tiêm 1-2 ngày, có thể hạ huyết áp, sốc phản vệ |
Bạch hầu Ho gà Uốn ván Viêm gan B HIB Bại liệt (6 trong 1) |
Infanrix hexa 0.5ml (Bỉ) -Tiêm bắp |
Có thể sốt >38,50C Quấy khóc, sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm |
Bạch hầu Ho gà Uốn ván HIB Bại liệt (5 trong 1) |
Pentaxim 0.5ml (Pháp) - Tiêm bắp |
Như vắc xin 6 trong 1 |
Bạch hầu Ho gà Uốn ván HIB Viêm gan B (5 trong 1) |
ComBE Five 0,5ml (Ấn Độ )- Tiêm bắp Quinvaxem (0,5ml)(Hàn Quốc) -Tiêm bắp |
Như vắc xin 6 trong 1 |
Bạch hầu Ho gà Uốn ván Bại liệt ( 4 trong 1) |
Tetraxim 0.5ml (Pháp) - Tiêm bắp |
Sốt, sưng đỏ vị trí tiêm |
Bạch hầu Ho gà Uốn ván |
Adacel 0.5 ml (Pháp) - Tiêm bắp |
Sốt, sưng đỏ vị trí tiêm |
Rotavirus |
Rotarix 1.5ml (Bỉ) - Vắc xin uống |
Rối loạn tiêu hóa. Thường tự khỏi sau vài ngày Nếu đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước→ Khám lại ngay |
Cúm (cúm A/H1N1, A/H3N2, cúm B) |
Chủng cúm theo khuyến cáo hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới & Liên minh châu Âu: Vaxigrip 0.25ml; 0.5ml (Pháp) -Tiêm bắp Influvac 0.5 ml ( Hà Lan) - Tiêm bắp |
Sốt, có thể sốt >38,5 độ C, hắt hơi, chảy nước mũi trong (giả cúm), sưng tại vị trí tiêm. Hiếm gặp dị ứng, đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác |
Sởi Quai bị Rubella |
Priorix 0.5ml (Bỉ) - Tiêm dưới da |
Sưng đau tại vị trí tiêm, phát ban nhẹ, nôn, co giật, ít khi sốt, giảm tiểu cầu, viêm tủy ngang |
Sởi |
MVVAC (Việt Nam) - Tiêm dưới da |
Sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm tự hết sau 1-3 ngày, có thể sốt, phát ban; hiếm gặp co giật, giảm tiểu cầu |
Viêm não Nhật Bản |
Imojev (Pháp – Sản xuất tại Thái Lan) - Tiêm dưới da Jevax 1ml (Việt Nam) -Tiêm dưới da |
Sưng đau, đỏ tại vị trí tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, sốt |
Thủy đậu |
Varivax 0.5ml (Mỹ) - Tiêm dưới da |
Sốt, sưng, quầng đỏ tại vị trí tiêm 1-2 ngày. Có thể phát ban mụn nước số lượng ít sau 1-3 tuần |
Viêm gan A |
Avaxim 80UI/0.5ml (Pháp) - Tiêm bắp |
Ít tác dụng phụ, có thể: Sưng đau, quầng đỏ tại vị trí tiêm trong 1-2 ngày |
Viêm màng não do não mô cầu typ A+C |
Meningococal A + C 0.5ml (Pháp) - |
Sưng đau tại vị trí tiêm, tiêu chảy, sốt |
Bệnh do phế cầu |
Pneumo 23 0.5ml (Pháp) - Synflorix 0.5 ml (Bỉ) – Tiêm bắp |
Sưng đau tại vị trí tiêm, nhức đầu, phát ban, mề đay, sốt thường xảy ra sớm và khỏi trong vòng 24h |
Viêm gan A+B |
Twinrix 1ml ( Bỉ) - Tiêm bắp |
Đau đầu, đau cơ, phát ban, đau và đỏ vị trí tiêm |
Thương hàn |
Typhim Vi 0.5ml (Pháp) –Tiêm bắp |
Sưng đau vị trí tiêm, sốt, đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa... |
Dại |
Verorab 0.5ml –Tiêm bắp (Pháp) Indirab 0,5ml- tiêm bắp (Ấn Độ ) |
Sưng đau vị trí tiêm, sốt, đau đầu, đau khớp, chóng mặt |
Uốn ván |
Tetavax 0.5ml –Tiêm bắp (Pháp) |
Đau, quầng đỏ, sưng tại vị trí tiêm 1-2 ngày. Có thể sốt, mày đay, đau cơ, đau khớp |
Kháng huyết thanh uốn ván |
SAT 1500UI/1ml - Tiêm bắp ( Pháp) |
Sưng đau tại vị trí tiêm |
3. Phát hiện kịp thời phản ứng sau tiêm chủng
Cần đưa NGAY trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi có 1 trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao > 390C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng
- Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê
- Co giật
- Nôn chớ, bú kém, bỏ bú
- Phát ban
- Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi
- Chi lạnh, da nổi vân tím
- Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.
4. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng mức độ nhẹ:
- Đau tại nơi tiêm,
- Sốt nhẹ,
- Đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt giảm đau thông thường
Phản ứng mức độ vừa:
- Sốt cao, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt,
- Sốt xuất hiện 12 giờ sau tiêm,
- Co giật,
- Phản ứng dị ứng…
Phản ứng mức độ nặng:
- Các biểu hiện của hội chứng sốc nhiễm độc
- Phản ứng phản vệ
- Sàng lọc dấu hiệu suy tuần hoàn (sốc nhiễm độc): 3/8 dấu hiệu sau hoặc có hạ huyết áp
+ Thân nhiệt bất thường
+ Hạ huyết áp
+ Nhịp tim nhanh
+ Nhịp thở nhanh
+ Thời gian làm đầy mao mạch bất thường
+ Tri giác bất thường
+ Trương lực mạch bất thường
+ Da bất thường
- Sàng lọc dấu hiệu phản ứng phản vệ
+ Mày đay, phù mạch nhanh
+ Khó thở, thở rít
+ Đau bụng và nôn
+ Tụt huyết áp
Các mức độ của phản vệ được chia làm 4 mức độ (theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT)
5. Xử trí phản ứng sau tiêm chủng
Mức độ nhẹ:
- Tiếp tục cho theo dõi tại nhà;
- Bú mẹ ít một, nhiều lần, uống thêm nước;
- Hạ nhiệt: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần;
Theo dõi trẻ nếu có các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
Mức độ vừa:
- Nhập viện điều trị và theo dõi.
- Hạ nhiệt: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần, uống, mỗi 4-6 giờ/lần;
- Corticoids: MethylPrednisolon 2 mg/kg/ lần/ ngày, tiêm tĩnh mạch;
- Diphenhydramin: 1 mg/kg, uống hoặc tiêm nếu có phản ứng dị ứng;
- Chống co giật: Seduxen 0,25 mg/kg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
- Bú mẹ ít một, nhiều lần; Truyền dịch nếu bú kém, nôn trớ;
- Liên tục sàng lọc các dấu hiệu của sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ;
- Xuất viện khi trẻ tỉnh táo, bú tốt, hết sốt.
Mức độ nặng:
- Hô hấp: Thở oxy lưu lượng cao, SpO2 100%, Đặt nội khí quản dựa vào lâm sàng (công thở, giảm thông khí, tri giác giảm)
- Tuần hoàn:
+ Đặt đường truyền (tĩnh mạch ngoại vi/đường truyền tủy xương).
+ Bù dịch cấp cứu: bù nhanh 10-20 ml/kg NaCl 9‰, Albumin 5%, quan sát các dấu hiệu quá tải trong khi bù (vd thở nhanh, rales, nhịp ngựa phi, gan to), có thể bù lên tới 40-60 ml/kg. Bù Glucose 10% nếu thiếu, có thể duy trì nồng độ đường phù hợp theo tuổi. Nếu kháng bù dịch, cho vận mạch đường ngoại biên, đồng thời đặt tĩnh mạch trung tâm,
+ Adrenalin 0,05-0,3 mcg/kg/ph đường truyền ngoại biên, khi có tĩnh mạch trung tâm, có thể cho và điều chỉnh Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin.
Sốc nhiễm độc: xử trí sốc nhiễm trùng nhiễm độc ở trẻ em theo phác đồ của Bộ Y tế
Phản ứng phản vệ: xử trí theo hướng dẫn của Thông tư số 51/2017/TT-BYT
Tài liệu tham khảo
Tác giả bài viết: BsCKI. Nguyễn Thị Khánh Linh – Khoa Nhi
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
thành lập đơn vị đột quỵ - thầy thuốc ưu tú
ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2.2018
hội thi quy tắc ứng xử 2018