tin tuc

Cách phát hiện bệnh lý ung thư

Thứ hai - 03/02/2020 19:26
I. ĐẠI CƯƠNG
Đa số các bệnh lý ung thư có thể điều trị khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian sống nếu được phát hiện và điều trị sớm. Một số bệnh lý ung thư người bệnh có thể tự phát hiện một số triệu chứng cảnh báo để đi làm xét nghiệm sớm. Hiện nay, không một xét nghiệm nào có thể phát hiện được tất cả các loại ung thư, mỗi một xét nghiện chỉ đặc thù cho một hoặc vài bệnh lý ung thư.
II. CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO CÓ THỂ TỰ PHÁT HIỆN
1. Ho kéo dài
          Đây là dấu hiệu nghi ngờ đến bệnh lý về phổi, nếu ho kéo dài kèm theo thỉnh thoảng có ho ra máu thì người bệnh nên đi kiểm tra bệnh lý về u phổi, khối u trong lồng ngực. Một số trường hợp ho về đêm có thể là bệnh lý viêm xoang hoặc trào ngược dạ dày thự quản.
2. Dấu hiệu về đường tiêu hóa
          Một sự thay đổi về thói quen đi đại tiện như táo bón kéo dài hoặc đại tiện phân sệt xem kẻ lúc đại tiện bón hoặc đại tiện phân đen hoặc phân có lẫn máu là những dấu hiệu nghĩ đến bệnh lý đại tràng đặc biệt là bệnh lý ung thư đại trực tràng. Những trường hợp này người dân không nên chủ quan chỉ đi kiểm tra qua loa, như siêu âm xét nghiệm máu mà phải đi khám ngay bác sỹ chuyên khoa về bệnh lý đường tiêu hóa hoặc chuyên khoa ung thư.
          Nuột nghẹn, ăn thức ăn đặc khó thức ăn lỏng được thường nghi ngờ về u thực quản.
          Một số dấu hiệu khác như chán ăn, buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn củ của ngày hôn trước, thường là bệnh lý ung thư dạ dày. Cần xét nghiệm nội soi thực quản dạ dày.
3. Đau đầu, ù tai một bên
          Dấu hiệu ngợi ý với triệu chứng đau đầu khuya về sáng, một số có ừ tai một bên hoặc nhìn mờ một bên. Trong một số trường hợp người bệnh có dấu hiệu yếu tay hoặc chân hoặc có kèm theo buồn nôn, nôn. Những dấu hiệu này nghi ngờ một tổn thương ở não hoặc u não.
4. Nói khó, thay đổi giọng nói
          Thường liên quan đến bệnh lý vùng hầu thanh quản hoặc một số trường hợp khàn giọng kéo dài tiến triễn thường nghĩ đến u dây thanh hoặc liệt dây thanh quản do u chèm ép có thể từ u vùng trung thất (nằm trong lồng ngực).
5. Nỗi hạch bất thường
          Thường một số vùng có hạch nhưng lành tính tuy nhiên khi sờ thấy hạch bất thường ở vùng cổ, bẹn, nách thì nên đi khám bác sỹ chuyên khoa ung bướu làm các xét nghiệm: siêu âm, sinh thiết hạch để loại trừ các bệnh ung thư hạch hoặc hạch này do u cơ quan khác di căn đến.
6. Nổi khối u cứng chắc, phát triễn nhanh
          Một số trường hợp người dân có thể sờ thấy trên cơ thể mình có một khối bất thường cứng có thể đau nhẹ, lớn nhanh. Đây có thwr là một trong những tổn thương nghi ngờ khối u này là ác tính, cần thiết phải làm rõ chẩn đoán.
7. Nốt ruồi
          Thường thì nốt ruồi là một tổ chức dị dạng mạch máu lành tính. Tuy nhiên, với những nốt ruồi có dấu hiệu ngứa, viêm tấy, thay đổi kích thước hoặc chuyển màu thì nghĩ đến một tính trạng ung thư hóa.
8. Những tổn thương sẹo
          Sẹo lâu năm xuất hiện loét, viêm đau lâu liền vết thương thường do sẹo biến đổi sang ung thư.
9. Đối với phụ nữ
          Những dấu hiện liên quan đến ung thư đường sinh dục như có rối loạn kinh nguyệt, có ra dịch bất thường vùng âm đạo (máu, mủ, khí hư...). những trường hợp này cần đi khám để phát hiện bệnh lý ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung.
          Đối với khối u ở vú thì khuyên những phụ nữ phải thường xuyên tụ khám vú của mình để phát hiện ra những khối u bất thương ở vú. Khi có dấu hiệu có u ở vú cần khám chuyên khoa vú hoặc chuyên khoa ung thư để làm một số xét nghiêm chẩn đoán loại trừ ung thư vú.
10. Tiểu máu
          Tiểu máu là một dấu hiệu bất thường có thể có những khối u ở đường niệu như bàng quang, tiền liệt tuyến, niệu quản, thận. Với dấu hiệu này thì người bệnh nên đi xác định có phải là tiểu máu hay không bằng cách xét nghiện nước tiêu, nếu có thì cần đi khán chuyên khoa sâu vế bệnh lý đường tiết niệu
III. CÁC DẤU HIỆU RÕ RỆT KHI KHỐI U TIẾN TRIỄN
1. Sút cân
          Người bệnh có dấu hiêu sụt cân nhanh có thể 5 đến 10kg trong vài tháng, đây là dấu hiệu đáng cảnh báo. Thường thì khối u dạ dày, u đại tràng bệnh nhân thường có triệu chứng này. Tuy nhiên trong bệnh lý đái tháo đường bệnh nhân cũng có dấu hiệu sụt cân nhưng có theo theo đi tiểu và uống nước nhiều. Nếu có đáu hiệu này cần phải tầm soát loại trừ
2. Đau
          Đau nhiều đau liên tục, những tổn thương u khi chèm ép sẽ gây đau tại chổ hoặc đau lan tỏa theo dây thần kinh.
3. Các dấu hiệu bít tắc
          Tổn thương ở các ống tiêu hóa sẽ gây ra dấu hiệu bít tắc như bụng chướng, đau bụng quặn cơn, buồn nôn, đại tiện khó. Các triệu chứng này liên quan đến khối u chèn ép hoặc u gây tắc ống tiêu hóa. Lúc này nên đi khám bác sỹ chuyên khoa về hệ tiêu hóa.
4. Dấu hiệu chèn ép
          Một số trường hợp u vùng trong lồng ngực gây ra chèn ép mạch máu gây phù vùng cổ mặt ( phù áo khoác)
IV. CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM
1. Chẩn đoán nội soi
          Nội soi rất quản trong có thể thấy được hình ảnh trực tiếp tổn thương bên cánh đó nội soi có thể can thiệp điều trị như cắt đốt các polyp (tổn thương tiền ung thư), cầm máu...
          - Nội soi thực quản dạ dày: thường chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý về thực quản và dạy dày.
          - Nội soi đại trưc tràng: nếu có đủ điều kiện người bệnh được nội soi có gây mê (nội soi không đau) thì có thể kiểm tra hết được toàn bộ đại trực tràng. Chẩn đoán được các bệnh lý ở cơ quan này.
          - Nội soi khí phế quản: trong trương hợp nghi ngờ u ở phế quản, xẹp phổi, thì nối soi phế quản có thể thấy được các tổn thương tỏng lồng khí phế quản hoặc u chèn ép từ ngoài vào.
          - Nội soi ổ bụng. Nội soi màng phổi: một số trường hớp khó chẩn đoán nguyên nhân bệnh như: tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi thì cần thiết đưa ra chỉ định can thiệp nôi soi để chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết lấy mẫu là xét nghiệm.
2. Xét nghiệm điện quang
          - Chụp X-quang: một số bệnh ung thư có thể phát hiện bằng cách chụp phim X-quang; u phổi, u trong lồng ngực. Đây là một xét nghiệm dễ thực hiện.
          - Chụp tuyến vú, đây là một xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư vú. Khi phát hiện ở vú có khối bất thường thì nên chụp phim tuyến vú để xác định mức độ có ác tính hay không.
          - Chụp cắt lớp vi tính, đây là một xét nghiệm cao cấp hơn, hiện nay có nhiều loại máy hiện đại với nhiều lát cắt có thể phát hiện được các khối u trong cơ thể. Thường được chỉ định khi có nghi ngờ khối u và được bác sỹ chuyên khoa chỉ định.
          - Chụp cộng hưởng từ (MRI)
3. Siêu âm
          Đây là một phương tiện chẩn đoán nhanh gọn, rẽ tiền nhưng hiệu quả. Với một bác sỹ có kinh nghiệm khi siêu âm có thể phát hiện các khối u ở các cơ quan trong ổ bụng như gan, thận, lách, tụy, mạc treo, buồng trứng, tử cung....nhưng khó phát hiện được các khối u ở ống tiêu hóa.
          Ngoài ra siêu âm còn có thể chẩn đoán các bệnh lý khác: vú, tuyến giáp, hạch, tổn thương ở cơ.....
4. Một số xét nghiệm về chất chỉ điểm ung thư
          Chất chỉ điểm ung thư chỉ mang tính chất tham khảo, hầu hết không dùng cho chẩn đoán bệnh.

 
Chất chỉ điểm khối u Loại khối u liên quan
Alpha fetoprotein (AFP) u tế bào mầm, carcinoma tế bào gan
CA15-3 Ung thư vú
CA27-29 Ung thư vú
CA19-9 Ung thư tụyung thư đại trực tràng và các loại ung thư đường tiêu hóa khác
CA-125 Ung thư buồng trứng, nhưng cũng tăng trong ung thư cổ tử cung, ung thư ống dẫn trứng, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa cũng tăng trong endometriosis.
Calcitonin carcinoma tuyến giáp thể tủy
Calretinin U trung biểu mô, ung thư sinh dục, adrenocortical carcinoma, sarcoma tuyến nước bọt
Carcinoembryonic antigen ung thư đường tiêu hóa, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đường tiết niệu
CD34 u tế bào quanh mao mạch/u sợi, pleomorphic lipoma, GIST, dermatofibrosarcoma protuberans
CD99MIC 2 Ewing sarcoma, primitive neuroectodermal tumor, u tế bào quanh mao mạch/u sợi
sarcoma tuyến nước bọt, lymphoma, bệnh bạch cầu, ung thư ống sinh dụng
CD117 GIST,  bệnh tế bào mast, Ung thư tính hoàn
Chromogranin U thần kinh - nội triết
Chromosomes 3, 7, 17, and 9p21 Ung thư bàng quang
Cytokeratin (various types: TPA, TPS, Cyfra21-1) nhiều loại carcinoma và một số sarcoma
Desmin sarcoma cơ trơn, sarcoma cơ xương, sarcoma tế bào mầm
Epithelial membrane antigen (EMA) nhiều loại carcinoma, meningioma và một số loại sarcoma
Factor VIII, CD31 FL1 sarcoma mạch
Glial fibrillary acidic protein (GFAP) glioma (astrocytoma, ependymoma)
Gross cystic disease fluid protein (GCDFP-15) ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến nước bọt
HMB-45 melanoma, PEComa (for example angiomyolipoma), clear cell carcinoma, carcinoma tủy thượng thận
Human chorionic gonadotropin (hCG) bệnh lý nguyên bào nuôi do thai ngén, u tế bào mầm,chửa trứng
immunoglobulin lymphoma, bạch cầu cấp
inhibin u ống sinh dục, carcinoma tủy thượng thận, u nguyên bào mạch máu não
keratin (various types) carcinoma, một số  loại sarcoma
lymphocyte marker (various types lymphoma, bệnh bạch cầu
MART-1 (Melan-A) u hắc tố, khối u bài tiết steroid (carcinoma tủy thượng thận, u tuyến sinh dục)
Myo D1 sarcoma phần mềm, khối u có tế bào nhỏ, tròn và bắt màu xanh
muscle-specific actin (MSA) sarcoma cơ (leiomyosarcoma, rhadomyosarcoma)
neurofilament u thần kinh - nội tiết, ung thư phổi không tế bào nhỏ
neuron-specific enolase (NSE) u thần kinh - nội tiết, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư vú.
placental alkaline phosphatase (PLAP) Ung thư tinh hoàn, u nghịch mầm, carcinoma bào thai
prostate-specific antigen (PSA) ung thư tiền liệt tuyến
PTPRC (CD45) lymphoma, bệnh bạch cầu, sarcoma mô bào
S100 protein u hắc tố, sarcoma (sarcoma thần kinh, lipoma, hondrosarcoma), u tế bào hình sao, GIST, ung thư tuyến nước bọt, một số loại ung thư biểu mô tuyến, u mô bào (đại thực bào)
smooth muscle actin (SMA) Gist, leiomyosarcoma, PEComa
synaptophysin U thần kinh nội tiết
thymidine kinase lymphoma,bệnh bạch cầu, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến
thyroglobulin (Tg) sau phẫu thuật ung thư giáp nhưng không dùng cho ung thư tuyến giáp thể tủy)
thyroid transcription factor-1 (TTF-1) tất cả các loại ung thư tuyến giáp, ung thư phổi
Tumor M2-PK ung thư đại trực tràng, ung thư vú,carcinoma tế bào thận;ung thư phổi, ung thư tụy ung thư thực quản ung thự dạ dày,ung thư cổ tử cung ung thư buồng trứng
Vimentin sarcoma, ung thư tế bào thận, ung thư tế bào mầm, carcinoma phổi, lymphoma, bệnh bạch cầu, u hắc tố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Peter Greenwald (2007), “A Favorable view: Progress in cancer Prevention and Screening” Cancer Prevention, Springer, pp.3-19.
2. Khalid A, George Y, Wu (2012). Screening for Breast and Gynecological Cancer” Cancer Screening: A Peractical Guide for Physicians, Humana Press, Part II, pp. 13-63
3. Michael J, McName, Screening for Respiratory Cancer, Humana Press, part VI, pp.195-211.
4. Bộ Y tế (2012), Giới thiệu một số bệnh ung thư thường gặp, nhà xuất bản y học

 

Tác giả bài viết: TS. BS. Trương Vĩnh Quý Khoa Ung bướu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây