1. Lịch sử phát triễn của cấy ghép ốc tai điện tử.
Năm 1790, Volta là người đầu tiên thử nghiệm và công bố hiệu quả của dòng điện vào hệ thống thính giác. Ông ta đặt một sợi dây kim loại vào mỗi tai của mình, rồi đưa dòng điện khoảng 50 volts. Ông ta báo cáo rằng cảm giác có một một tiếng thổi đến đầu theo sau bởi âm thanh nồi súp đang sôi. Tiếp theo sau Volta, có nhiều nhà khoa học tiếp tục thí nghiệm dòng điện và khả năng nghe qua hơn 167 năm sau đó. Đến năm 1957, Djourno và Eyries lần đầu tiên báo cáo kích thích thần kinh thính giác bằng dòng điện một chiều lên người điếc. Bệnh nhân đã trải qua một phẫu thuật tai điều trị viêm tai giữa có cholesteatoma và thần kinh thính giác đã được bộc lộ. Một điện cực được đặt lên thần kinh thính giác và một sợi dây cảm ứng và một cực nối đất được cắm vào cơ thái dương. Qua thí nghiệm, bệnh nhận biết được những âm thanh như tiếng dế kêu hay tiếng vòng quay roulette của sòng bạc. Bệnh nhân có thể bắt chước những từ đơn giản ghi nhận có thể cải thiện được ngôn ngữ.
Tiếp theo thiết bị cấy này, hàng loạt các thiết bị cấy ghép khác đã ra đời và được thực hiện trên bệnh nhân bởi nhiều giáo sư như House, Doyle, Simmons …Đến năm 1972, qua nhiều nghiên cứu, thử nghiệm giáo sư House đã sản xuất ra thiết bị cấy ghép đầu tiên đơn kênh, vi mạch điện tử và có độ tương thích sinh học cao. Thiết bị cấy ghép này có tác dụng kích thích lên thần kinh thích giác qua thang nhĩ.
Năm 1984, thiết bị này được FDA chấp thuận áp dụng cho người lớn. Sau nhiều năm thiết bị này ngày càng được cải tiến thành thiết bị đa kênh có thể tiếp nhận âm thanh ở nhiều tần số và nhận biết ngôn ngữ dễ dàng hơn. Thập niên 90 của thế kỷ trước có thể xem là thời gian phát triển đáng kể trong thiết kế của bộ phận xử lý ngôn ngữ. Cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 đánh dấu sự tiến bộ vượt bật của các của bộ phận cấy ghép ốc tai về mặt kỹ thuật, thiết kế và bắt đầu áp dụng cho trẻ 12 tháng tuổi.
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ốc tai điện tử
Bộ phận bên ngoài của ốc tai điện từ bao gồm:
Micro phone thu nhận âm thanh
Bộ xử lý tín hiệu số đã được lập trình sẵn các chương trình xử lý, mã hóa âm
thanh thành xung điện. Các chương trình này được gọi là các Map, kỹ sư lâm sàng hoặc nhà thính học dựa trên thính lực đồ và đáp ứng của bệnh nhân
Khối điều chế và khuếch đại: điều chế các xung vào các sóng RF để truyền vào bên trong bộ cấy dưới da.
Cuộn cảm (coil) đóng vai trò như anten truyền sóng
Bộ phận cấy ghép bên trong gồm:
Anten thu nhận tín hiệu
Khối giải điều chế và giải mã
Bộ chuyển đổi D-A thành xung kích thích
Mạch telemetry giúp thực hiện các phép đo trở kháng, đáp ứng thần kinh qua da
Dãy điện cực kích thích
3. Cấy ghép ốc tai điện tử là gì Cấy điện cực ốc tai là phương pháp cấy ghép bao gồm thiết bị điện tử đặt vào ốc tai, hỗ trợ phục hồi thính lực cho trẻ em và người lớn. Bộ phận cấy ghép bao gồm một bộ phận xử lý âm thanh nằm sau tai và một bộ phận được cấy trong tai nhằm thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị tê liệt. Khi đó, các xung động thần kinh được tạo ra sẽ truyền đến não, giúp người nghe kém cảm nhận được âm thanh.
4. Chỉ đinh và chống chỉ đinh cấy ghép ốc tai điện tử Trường hợp chỉ định
Người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Người bị điếc nặng và điếc đặc, việc dùng máy trợ thính không hiệu quả.
Người có chức năng thần kinh thính giác còn bình thường.
Tai không bị viêm nhiểm cấp tính.
Khám sức khỏe toàn thân và tâm sinh lý bình thường, sẵn sàng hợp tác để tập luyện và phục hồi khả năng giao tiếp trong thời gian dài.
Trường hợp chống chỉ định
Bệnh nhân viêm tai xương chủm đang tiến triển.
Hình ảnh chụp giải phẫu tai có bất thường sẽ cản trở phẫu thuật cấy điện cực ốc tai.
Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (tùy theo mức độ nặng nhẹ để cân nhắc phẫu thuật).
Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng đi kèm (tim bẩm sinh, thiếu máu, các bệnh di truyền, viêm phổi,...
5. Bệnh nhân cần chuẩn bị khi cấy ghép ốc tai điên tử Người bệnh chuẩn bị cấy ghép ốc tai điện tửcần làm môt số xét nghiêm sau:
Bệnh nhân kiểm tra thính giác, chụp CT, cộng hưởng từ để phát hiện các tổn thương ở não và bất thường của ốc tai. Từ đó đưa ra kết luận về tình trạng điếc ốc tai. Xét nghiêm tiền phẫu về chức năng: gan, thận, tim phổi, chức năng đông máu... Bênh nhân hoặc gia đình cũng được giải thích rõ về những biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật và sau phẫu thuật. Trước phẫu thuật bệnh nhân sẽ được cắt tóc cao và rộng về phía sau, trên vành tai để tiện cho việc tác động vào khu vực này.
6. Ưu điểm của cấy ghép ốc tai điện tử
Cải thiện sức nghe: giúp nghe được nhiều âm thanh khác nhau bao gồm tiếng ồn ào xung quanh, giọng nói trên điện thoại, âm thanh từ tivi hay thậm chí là tiếng bước chân.
Cơ hội lớn cho hòa nhập cộng đông: cấy ghép ốc tai điện tử giúp trẻ nhỏ dễ dàng học ngôn ngữ khi tiếp xúc với âm thanh từ sớm, giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ dễ dàng hơn cũng như giao tiếp với bạn bè trong tương lai. .
Sử dụng ốc tai điện tử giúp người bệnh có khả năng nghe thấy những cảnh báo nguy hiểm như còi báo cháy, còi xe lửa…
Các bâc phụ huynh nên phát hiện sớm con em mình để can thiệp sớm trả lại chức năng thính giác cho người khiếm thính. Đây là nhiệm vụ của ngành Tai Mũi Hong và là trách nhiệm cuả khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Trị
Tài liệu tham khảo: Chuyên đề CKII cấy ghép ốc tai điện tử - Bs Phan Xuân Trung.