U nhầy mũi xoang là tổn thương lành tính, dạng nang, phát triển chậm, nằm trong các xoang cạnh mũi, có khả năng gây tiêu xương và xâm lấn các tổ chức kế cận.
Về vị trí: (theo Thompson LDR, Wenig BM)
Xoang trán và xoang sàng: >90%
Xoang hàm trên: 5-10%
Xoang bướm hiếm gặp nhất
2, Nguyên nhân và dịch tễ
Nguyên nhân: Tắc nghẽn lỗ thông xoang
Nguyên phát: viêm, phản ứng dị ứng, khối u.
Thứ phát: chấn thương, sau phẫu thuật xoang
Giới tính: không có sự khác nhau giữa 2 giới
Lứa tuổi: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
3, Vi Thể
Lòng nang: chất nhầy (Mucoid)
Thành nang: biểu mô trụ đơn hoặc biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
4, Cơ chế tiêu xương và xâm lấn
Các tác giả Lund và Milroy cho rằng rằng sự cản trở dòng chảy của xoang kết hợp với nhiễm trùng bội nhiễm gây ra sự giải phóng các cytokine từ các tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân. Sự giải phóng cytokine sẽ kích thích các nguyên bào sợi tiết ra prostoglandin và collagenase, do đó có thể kích thích quá trình tiêu xương dẫn đến quá trình xâm lấn của u nhầy
5, Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc:
Vị trí tổn thương,
Kích thước khối u
Mức độ tiêu xương
Mức độ xâm lấn của khối u
Các triệu chứng có thể gặp:
Đau đầu
Đau căng nặng mặt
Nghẹt mũi
Chảy dịch mũi
Chảy máu mũi
Sưng nề vùng mặt
Rối loạn thị giác: lồi mắt, nhìn đôi, giảm thị lực
Dấu hiệu thần kinh khu trú
Theo nghiên cứu của Murat và cộng sự (2006- 2013) trên 18 bệnh nhân: Đau 66%, Lồi mắt 22%, nghẹt mũi 16% và sưng mặt 16%
Theo nghiên cứu Diogo và cộng sự (2019) trên 46 bệnh nhân: Đau 60,9%, Lồi mắt 30,9%, giảm thị lực 13%
6, Cận lâm sàng
a, CT scan
Trước một bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và/hoặc nghi ngờ trên nội soi thì CT scan là phương tiện được chỉ định tiếp theo.
CT scan là tiêu chuẩn vàng trong bệnh lý u nhầy mũi xoang:
Định hình rõ các mốc giải phẫu của u nhầy
Sự ảnh hưởng của u nhầy với cấu trúc xương lân cận
Lập kế hoạch phẫu thuật
Các tiêu chuẩn trên CT scan của u nhầy mũi xoang:
Khối mật độ đồng nhất dạng nang, có bờ rõ, không bắt thuốc cản quang
Xâm lấn rộng
Ăn mòn mô xương xung quanh
Xơ hoá rìa
b, MRI
Vai trò:
Liên quan u với mô mềm lân cận: mô não, ổ mắt, …
Phân biệt với u khác
Hình ảnh u nhầy trên MRI:
-Giai đoạn đầu (U chứa nhiều nước): Giảm đậm độ thì T1, tăng đậm độ thì T2
-Giai đoạn sau (Tích tụ protein): Tăng đậm độ trên cả T1 và T2
7, Điều trị
Phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho u nhầy mũi xoang là phẫu thuật.
Chiến lược điều trị phụ thuộc
-Vị trí khối u
-Kích thước và mức độ xâm lấn
=>Xác định bằng CT scan +-MRI
Có 3 cách tiếp cận chính
Phẫu thuật mở
Phẫu thuật nội soi
Kết hợp phẫu thuật mở và nội soi
Hiện nay, phẫu thuật nội soi được ưu tiên lựa chọn, bởi:
- Thời gian mổ nhanh
- Xâm lấn tối thiểu
- Bảo tồn chứng năng niêm mạc mũi xoang
- Thời gian nằm viện ngắn
Giảm biến chứng của cuộc mổ: rò rỉ dịch não tủy, nhiễm trùng, mất máu, mất thị lực
Tỉ lệ tái phát thấp
1 Số trường hợp phẫu thuật mở được chỉ định:
U nhầy ở thành ngoài xoang hàm trên
U nhầy ở vị trí thành ngoài xoang trán
U nhầy có đường rò ra da
8, Tiên lượng
Tỷ lệ tái phát tổng thể khác nhau giữa các nguồn, nhưng nó được coi là ít hơn 10% các trường hợp được báo cáo
Sự tái phát u nhầy mũi xoang trung bình được phát hiện vào năm thứ 4 sau phẫu thuật
Tài liệu tham khảo: 1. Lund VJ, Milroy CM. Fronto-ethmoidal mucocoeles: a histopathological analysis. J Laryngol Otol. 1991;105:921–3 2. Thompson LD. Paranasal sinus mucocele. Ear Nose Throat J. 2012;91:276–8 3. Thompson LDR, Wenig BM. Mucocele of paranasal sinus. In: Diagnostic pathology: head and neck. Salt Lake City: Amirsys, 2011, p 45. 4. Obeso S, Llorente JL, Rodrigo JP, Sanchez R, Mancebo G, Suarez C. Paranasal sinuses mucoceles. Our experience in 72 patients. Acta Otorrinolaringol Esp. 2009;60(5):332–339. doi: 10.1016/j.otorri.2009.05.006. 5. Lee TJ, Li SP, Fu CH, Huang CC, Chang PH, Chen YW, Chen CW. Extensive paranasal sinus mucoceles: a 15-year review of 82 cases. Am J Otolaryngol Head Neck Med Surg. 2009;30:234–238 6. George A. Scangas, MD, David A. Gudis, MD and David W. Kennedy, MD. The natural history and clinical characteristics of paranasal sinus mucoceles: a clinical review. 2013 7,Gregory G. Capra,Peter N. Carbone,and David P. Mullin. Head Neck Pathol. 2012Paranasal Sinus Mucocele 8, Rachida Bouatay,1,&Lamia Aouf,1Badii Hmida,2Amel El Korbi,1Naourez Kolsi,1Khaled Harrathi,1 and Jamel Koubaa1 The role of imaging in the management of sinonasal mucoceles (2019) 9, Murat Topdag , 1 Mete Iseri , 1 Fatih Sari , 2 Selvet Erdogan , 1 và I Gurkan Keskin 1 Paranasal sinus mucoceles: our clinical experiments (2015) 10, Diogo Barreto Plantier,1Deusdedit Brandão Neto,1Fabio de Rezende Pinna,1 and Richard Louis Voegels1 . Mucocele: Clinical Characteristics and Outcomes in 46 Operated Patients 11, Sarah A. AlMansour1, Ali A. AlMomen2 The Endonasal Endoscopic Management of Paranasal Sinuses Mucoceles (2021)