Trước đó, bệnh nhân Trần Thị Xuân (41 tuổi, trú tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) hay bị đau ngực, khó thở nên đi khám và được phát hiện bị bệnh cơ tim phì đại, hẹp đường ra thất trái nặng. Mặc dù đã được dùng thuốc nhưng bệnh không hề được cải thiện. Thông qua sự giới thiệu, bệnh nhân được người nhà đưa ra Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị nhập viện và sau khi được các bác sĩ tư vấn, gia đình đã quyết định chọn phương pháp đốt vách tim bằng cồn (thay vì phẫu thuật cắt bỏ một phần vách tim), bởi đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn. Để thực hiện phương pháp điều trị này, các bác sĩ đã thực hiện đồng thời nhiều kỹ thuật như chụp mạch máu dưới màn hình tăng sáng; chọn lọc mạch máu nuôi vị trí tắc nghẽn dưới sự hướng dẫn của siêu âm tim cản âm; Sau khi xác định chính xác mạch máu nuôi phần vách liên thất gây tắc nghẽn, bác sĩ sử dụng bóng chèn mạch cô lập mạch máu và bơm cồn làm tiêu huỷ phần cơ tim gây nghẽn; trong và sau khi thực hiện thủ thuật bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim tạm thời để xử trí các rối loạn nhịp tim chậm có thể xảy ra... Ba ngày sau khi được can thiệp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã chuyển biến rõ rệt và có thể xuất viện.
Được biết, hiện nay ở Việt Nam, việc áp dụng phương pháp đốt vách tim bằng cồn để can thiệp cho bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn chỉ mới được thực hiện ở một số bệnh viện lớn.
“Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng dày lên bất thường của thành cơ tim; Tỷ lệ mắc ước tính 1/500 dân số nói chung, bệnh thường do đột biến gen và hầu hết là không có triệu chứng. Vì vậy, những người có tiền sử gia đình về bệnh cơ tim phì đại nên tiến hành khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt, đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ, nhất là người lao động nặng hoặc chơi thể thao ở cường độ cao”, Bác sĩ Nguyễn Hữu Đức - Phó Trưởng khoa Nội tim mạch lão học- BVĐK tỉnh cho biết.
Tác giả bài viết: Hoài Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
thành lập đơn vị đột quỵ - thầy thuốc ưu tú
ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2.2018
hội thi quy tắc ứng xử 2018