tin tuc

Tổng kết báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2017 tại Bệnh Viện

Thứ năm - 24/08/2017 20:19
Tổng số báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2017 tại Bệnh viện từ các khoa phòng là 40 báo cáo. So với số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2016 (11 báo cáo), số lượng báo cáo ADR tăng rõ.

Về chất lượng báo cáo ADR:

Các báo cáo ADR phần lớn đầy đủ thông tin, thường chỉ thiếu thông tin về các thuốc dùng đồng thời, một số không ghi tên khoa báo cáo.

  1. Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:

Nhận xét:

Số lượng báo cáo ADR từ khoa Ngoại Tổng hợp nhiều nhất với 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 40%, tiếp theo là khoa Nội Tổng hợp với 10 báo cáo chiếm tỷ lệ 25%, Khoa Ngoại chấn thương 6 báo cáo chiếm tỷ lệ 15%.

Các khoa không có báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2017 gồm: Khoa Ung bướu, Hồi sức tích cực-chống độc, Phụ sản, Tâm thần kinh, Răng-Hàm-Mặt, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Da liễu, Phẫu thuật-GMHS, Chẩn đoán hình ảnh, Khám bệnh, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền.

2. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

STT

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

Kháng sinh

36

90%

2

Thuốc khác

4

10%

Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 36 báo cáo chiếm tỷ lệ 90%. Các thuốc khác chiếm 10%, bao gồm thuốc giảm đau (paracetamol), giãn cơ (eperison) và trị giun sán (triclabendazol).

3. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất

Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR là:

STT

Thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

 Cefotaxim

12

30%

2

 Ciprofloxacin

9

22,5%

3

 Cefuroxim

5

12,5%

4

 Levofloxacin

4

10%

5

 Vancomycin

2

5%

- Nhóm thuốc kháng sinh (36 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Ciprofloxacin, Cefuroxim trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 30% (12 báo cáo).

4. Phân bố báo cáo theo đường dùng

STT

Đường dùng

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

 Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

29

72,5%

2

 Uống

7

17,5%

3

 Test da

4

10%

Phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc bằng đường tiêm/truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ nhiều nhất 72,5%. Phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc bằng đường uống cũng chiếm tỷ lệ cao (17,5%).

5. Những phản ứng ADR điển hình, mức độ nghiêm trọng cao đã được phản hồi từ Trung tâm ADR Quốc gia

STT

Tên thuốc

Phản ứng ADR

Khoa

Biểu hiện phản ứng

Kết quả thẩm định từ TTDI&ADR

1

Cefotaxone (Cefotaxim)

Phản ứng phản vệ

Bệnh nhiệt đới

  Biểu hiện: Bệnh nhân bị viêm phổi sau dùng Cefotaxon khó thở, vật vã, lo lắng, run lạnh, mạch nhanh, nhỏ 130-140 lần/phút, huyết áp 160/110mmHg

 

Mối liên quan giữa thuốc và ADR: Chắc chắn

- Phản ứng phản vệ: tỷ lệ <1/1000(DTQG 2015)

- Có 464 báo cáo phản ứng sốc phản vệ trên 2383 báo cáo ADR liên quan cefotaxim (CSDLQG 2010-2014)

2

Cefotaxone (Cefotaxim)

Phản ứng phản vệ

Bệnh nhiệt đới

 Bệnh nhân bị viêm phổi sau dùng Cefotaxon buồn nôn, nôn, mạch quay nhanh, huyết áp tăng 180/100 mmHg, da và mắt xung huyết, bồn chồn, khó chịu.

Cần tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút hoặc truyền tĩnh mạch 20-60 phútChú ý khi sử dụng cefotaxim (Theo Dược thư quốc gia Việt Nam 2015):

  • Không nên tiêm tĩnh mạch cefotaxim nhanh dưới 3 phút do có thể liên quan đến loạn nhịp tim đe dọa tính mạng

Xử trí ngay tai chỗ sốc phản vệ (Theo phác đồ của Bộ Y tế):

  • Ngừng thuốc nghi ngờ, cho bệnh nhân nằm tại chỗ
  • Tiêm dưới da adrenalin dung dịch 1/1000, ống 1ml=1mg (liều người lớn ½-1 ống, trẻ em 0,01 mg/kg hoặc không quá 0,3ml), lặp lại mỗi 10-15 phút/lần đến khi huyết áp bình thường.
  • Thở oxy, dùng dung dịch NaCl 0,9%, terbutalin, salbutamol, methylprednisolon, hydrocortisol, diphehydramin (nếu cần).

Xử trí sốc phản vệ theo tài liệu của “Viện quốc gia Hoa Kỳ về dị ứng và bệnh nhiễm trùng 2006”:

  • Tiêm bắp ngay ở trước bên đùi 0,3-0,5ml adrenalin 1/1000 lặp lại mỗi 5-15 phút (có thể ngắn hơn 3-5 phút tùy đáp ứng và độ nặng)
  • Thở oxy, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch (NaCl 0,9%), dùng thuốc kháng histamin, hít chủ vận bêta-adrenergic (salbutamol, terbutalin) nếu co thắt phế quản, tiêm tĩnh mạch hydrocortison hoặc prednisolon.

Tác giả bài viết: Ths Nguyễn Thị Hương - Tổ dược lâm sàng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây