Chủ nhiệm | TS.BS Phan Khánh Việt | Thành viên | CN Trần Thị Vân, BS Lê Trung Hiếu, CN Hồ Thị Hoài Phương, CN Phan Thị Ái Loan |
---|---|---|---|
Số | N/A | Năm | 2017 |
Cấp độ | Đề tài cấp tỉnh | Lĩnh vực | Y khoa |
Đặt vấn đề
Hiện nay tại Bệnh viện tỉnh Quảng Trị, sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ thường bắt đầu sau mổ và kéo dài cho đến khi ra viện thậm chí còn kéo dài ngay cả khi bệnh nhân đã ra viện. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới đã chứng minh cách sử dụng kháng sinh này là không khoa học và có nhiều nhược điểm [5], [11], [35], [43] như: tăng chi phí điều trị, làm xuất hiện và tăng tác dụng phụ của thuốc, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân do tiêm chích, đặc biệt làm xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và đây là nguồn gốc gây nhiễm khuẩn sau mổ.
Cơ sở khoa học của kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ (Cho kháng sinh trước mổ khi nhiễm khuẩn chưa xảy ra) được Burke J.F thiết lập trên thực nghiệm vào năm 1961. Sau đó Polk H.C và Stone H.H đã chứng minh giả thuyết này này bởi các nghiên cứu lâm sàng và đặt nền móng cho kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật [24]. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt ruột thừa viêm cấp chưa biến chứng, nhưng là kháng sinh dự phòng đa liều, trong vòng 24 giờ [5], [11] và thường là trong phẫu thuật cắt ruột thừa mở. Hiện nay người ta thấy rằng trong mổ cắt ruột thừa viêm chưa biến chứng, kháng sinh kéo dài sau mổ là không cần thiết [18], [30], [25], [27]. Tuy nhiên đây là vấn đề chưa được nghiên cứu và thực hiện tại Quảng Trị, do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Kháng sinh dự phòng liều duy nhất trong phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm chưa biến chứng” nhằm 2 mục tiêu sau: