Chủ nhiệm | Ths. Nguyễn Văn Bình | Thành viên | BSCKII. Trần Quốc Tuấn, Ths. BSNT. Hoàng Đức Minh |
---|---|---|---|
Số | N/A | Năm | 2017 |
Cấp độ | Đề tài cấp tỉnh | Lĩnh vực | Y khoa |
Đặt vấn đề
Thoát vị nói chung gặp trong khoảng 5% dân số thế giới. Trong đó thoát vị bẹn chiếm khoảng 80% trong tổng số các loại thoát vị. Trong thoát vị bẹn, nam giới bị gấp 7-8 lần nữ giới [1], [9].
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị bẹn: phẫu thuật mở đặt mảnh ghép hay không đặt mảnh ghép và phẫu thuật nội soi. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị bẹn là ưu thế hơn hẳn với nhiều ưu điểm: giảm đau, tê sau phẫu thuật; giảm tỷ lệ tai biến, biến chứng; thẩm mỹ cao; rút ngắn thời gian quay trở lại sinh hoạt bình thường… so với phẫu thuật mở.
Trong phẫu thuật nội soi, hai kỹ thuật hiện nay được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là phương pháp tiếp cận qua ổ phúc mạc vào khoang tiền phúc mạc (Trans-Abdominal Pre-Peritoneal: TAPP) và hoàn toàn ngoài phúc mạc (Totally Extraperitoneal: TEP). Tuy nhiên, kỹ thuật TAPP có nhược điểm là có thể gây tổn thương, dính tạng trong khoang phúc mạc về sau và thời gian phẫu thuật dài hơn do phải rạch và khâu lá thành phúc mạc [1], [3].
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật nội soi từ năm 2004. Đến năm 2013, chúng tôi đã mạnh dạn ứng dụng phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP) vào điều trị thoát vị bẹn bước đầu cho kết quả rất khả quan và tai biến, biến chứng thấp, chưa thấy trường hợp nào tái phát thoát vị bẹn.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.