tin tuc

Những ca cứu người đặc biệt của bác sĩ Quảng Trị

Thứ sáu - 26/02/2021 02:37
Đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ngày càng lấy được lòng tin của người dân trong và ngoài tỉnh bởi đã có những ca cứu người đặc biệt, rất khó nhưng vẫn thành công.

Dùng 5 lít bia cứu bệnh nhân ngộ độc rượu

Đầu tháng 1/2019 đến nay, nhiều người dân vẫn đùa với nhau rằng dùng bia giải độc rượu. Thực ra, không phải là giải độc mà đó là cách cứu người của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Nhớ lại kỷ niệm khó quên ấy, bác sĩ Lê Văn Lâm - Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết: "Tôi vẫn cứ hồi hộp mỗi khi nhắc đến giây phút dành lại sự sống cho bệnh nhân Nhật".
unnamed 2 16143130201041647918420
Bác sĩ Lâm kể lại ca cứu người đặc biệt - dùng 5 lít bia cứu bệnh nhân ngộ độc rượu.
6h ngày 25/12/2018, anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1971, trú xã Triệu Độ, Triệu Phong) nhập viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong tình trạng ngộ độc rượu rất nặng, bị hôn mê, hết sức nguy kịch. Hàm lượng methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc.

Sau chẩn đoán, bác sĩ Lâm cùng y, bác sĩ bệnh viện này đã dùng 3 lon bia (990ml) để truyền vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Sau đó, cứ một giờ đồng hồ truyền tiếp 1 lon bia. Sau khi truyền 15 lon bia (gần 5 lít) kết hợp việc lọc máu, điều trị tích cực, đến sáng 26/12 (sau 24 giờ) bệnh nhân Nhật tỉnh, sức khoẻ dần ổn định, vài ngày sau xuất viện.

unnamed 3 16143130201091528533014
Bệnh nhân Nhật và vợ của mình vô cùng biết ơn y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Bác sĩ Lâm giải thích, rượu có hai loại cơ bản là Etylic và Metylic (Methanol). Khi đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa Etylic trước, sau đó đến Metylic. Trong đó, Etylic được chuyển hóa sẽ không gây ngộ độc nhưng Metylic được chuyển hóa thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao.
unnamed 4 16143130201161022081320
Vợ chồng bệnh nhân Nhật gửi thư cảm ơn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Trong bia có Etylic, vì vậy để ngăn chặn quá trình chuyển hóa Metylic, đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền bia cho bệnh nhân. Khi truyền bia cho bệnh nhân Nhật, gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic, điều đó giúp có đủ thời gian để lọc máu. Hơn nữa, Methylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể, đó là cơ sở để cứu sống bệnh nhân.
Ca cứu người vô cùng đặc biệt này nổi tiếng cả nước sau khi báo chí, trong đó Báo Dân Việt đưa tin đầu tiên.
Vượt sóng dữ ra đảo cứu người
8 giờ sáng 13/1/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nhận được cuộc gọi khẩn từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đề nghị hỗ trợ cứu bệnh nhân Nguyễn Văn Đạt (21 tuổi, trú xã Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị) bị đau ruột thừa ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Không cần chừ, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã cử ngay ê kíp mổ 3 người gồm: tiến sĩ - bác sĩ (TS.BS) Phan Khánh Việt, Phó Khoa Ngoại – Tổng hợp; bác sĩ gây mê Trần Thanh Hoài, và anh Nguyễn Chí Thanh... lập tức lên tàu quân sự ra đảo Cồn Cỏ.
ca cuu nguoi dac biet cua bac si quang tri 1614312989195379543695
Kíp mổ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị mổ ruột thừa cho bệnh nhân Đạt.
Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, đây là lần đầu tiên đơn vị cử một ê kíp mổ ra đảo Cồn Cỏ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Sau hơn hai giờ đồng vượt sóng dữ, ê kíp mổ có mặt tại đảo Cồn Cỏ, chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp, rất nguy hiểm tính mạng nếu không mổ gấp.
Với điều kiện cơ sở vật chất y tế trên đảo hạn chế nhưng ê kíp mổ đã cố gắng khắc phục. Sau một giờ, ca mổ thành công, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
TS.BS Phan Khánh Việt - Phó Khoa Ngoại – Tổng hợp cho biết, lần ra đảo mổ ruột thừa cho bệnh nhân Đại vô cùng đáng nhớ.
"Ngồi trên tàu, sóng lớn, nếu là lúc bình thường chắc sẽ rất mệt mỏi. Nhưng khi đó, anh em trong ê kíp mổ không thấy mệt mà nóng ruột vô cùng, bởi cứu người thì thời gian là vàng, ai cũng mong tàu nhanh tới đảo. Khi ca mổ thành công, anh em ôm nhau cười, cảm giác lúc đó rất tuyệt vời" – bác sĩ Việt nhớ lại.

Ngân hàng máu sống cứu bệnh nhân

72 bệnh nhân được hiến máu khẩn cấp - đó là con số mà ngân hàng máu sống của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị gồm 105 thành viên đã cống hiến trong năm 2020.
Bác sĩ Trần Thị Vân - Trưởng khoa Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, mỗi khi có bệnh nhân cần máu gấp thì ngân hàng máu sống, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ luôn sẵn sàng. Nhờ vậy, ngân hàng máu sống của bệnh viện đã cứu sống nhiều bệnh nhân qua cơn thập tử nhất sinh.
Như sáng 21/8/2020, bệnh nhân Lê Thị H (trú xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), điều trị tại Khoa hồi sức tích cực- chống độc chuyển biến rất nặng.
hien mau cuu nguoi 1614312989202544124476
Bốn bác sĩ hiến máu cứu bệnh nhân H.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông chảy máu, cần khẩn cấp truyền máu, tiểu cầu nhóm B. Tuy nhiên, việc tiếp nhận máu tại Trung tâm huyết học, truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế rất khó khăn vì tình hình dịch Covid-19.
Ngay lập tức, các bác sĩ, cử nhân và kĩ thuật viên của bệnh viện đã tham gia hiến máu để cứu bệnh nhân. Những người hiến máu gồm bác sĩ Bùi Ngọc Hoàng, kĩ thuật viên Lê Quốc Học, cử nhân Trương Quang Tuấn và Đoàn Phúc.
Nhờ được truyền máu kịp thời, bệnh nhân H đã vượt qua cơn nguy kịch. 
Hay hồi tháng 4/2020, chị Hồ Thị L (40 tuổi trú xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) nhập viện với chẩn đoán xuất huyết não, giảm tiểu cầu được bác sĩ chỉ định truyền máu toàn phần và tiểu cầu khối để cấp cứu.
Đây là lúc ngân hàng máu của bệnh viện không thể đáp ứng yêu cầu về máu trong tình hình đại dịch Covid-19 có những diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến lượng máu dự trữ của ngành y tế.
Trong tình thế cấp bách này, cử nhân Nguyễn Thị Đài Trang và cử nhân Hoàng Phương ở khoa Huyết học-truyền máu đã tình nguyện hiến 2 đơn vị máu, góp phần kịp thời cứu sống chị L.
Khi vợ mình tỉnh dậy với sự sống vừa được các bác sĩ và điều dưỡng viên bảo toàn, chồng của chị L. xúc động nói: "Những giọt máu quý giá của các cô điều dưỡng viên hiến tặng trong lúc vợ tôi nguy nan giữa sự sống và cái chết đã truyền cho vợ tôi sức mạnh để ở lại với gia đình. Đời sống có rất nhiều người tốt, hành động đẹp".
benh vien da khoa tinh quang tri 1614316982738500834409
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị - nơi có những ca cứu người đặc biệt.
Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, Sở Y tế và các cơ quan, ban ngành, ngoài nâng cao công tác khám, chữa bệnh, tạo niềm tin cho bệnh nhân, bệnh viện còn tích cực trong công tác xã hội.

Ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao những đóng góp to lớn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và cho biết, không thể kể hết những ca bệnh khó, nguy hiểm mà bệnh viện đã xử trí thành công, dành lại sự sống cho bệnh nhân.

"Lãnh đạo tỉnh mong muốn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, trở thành trung tâm điều trị tin cậy cho nhân dân đến khám, chữa bệnh, giúp người dân khoẻ mạnh hơn" – ông Nam chia sẻ.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây