tin tuc

Quản lý thuốc nguy cơ cao (High Risk Drug)

Thứ tư - 20/09/2017 04:55
Thuốc nguy cơ cao là thuốc có khả năng gây thương tích, tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Tần suất các sai sót xãy ra với các thuốc này không nhất thiết phải cao hơn, nhưng khi sai sót hậu quả nghiêm trọng hơn so với các thuốc khác

    Hiện nay, các thuốc nguy cơ cao đang hết sức được quan tâm bởi khả năng lớn xuất hiện sai sót trong quá trình sử dụng tại các cơ sở điều trị gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân

    Thuốc có nguy cơ cao bao gồm những thuốc đòi hỏi tăng cường quản lý để bảo đảm an toàn cao từ việc kê đơn, cấp phát, lưu trữ đến sử dụng thuốc và theo dõi bệnh nhân sau sử dụng, để tránh những sai sót có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.

    Ngày 04/04/2013, Bộ Y tế ban hành quyết định 1088/QĐ- BYT  về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong quyết định này, Bộ Y tế đưa ra danh mục các nhóm thuốc và thuốc cụ thể có nguy cơ cao xuất hiện ADR. Đồng thời nêu một số biện pháp dự phòng ADR của thuốc liên quan đến thuốc có nguy cơ cao như: với Bác sĩ cần tuân thủ các thận trọng khi kê đơn sử dụng các thuốc nguy cơ cao, với Hội đồng thuốc và điều trị cần xác định danh mục thuốc có nguy cơ cao cần giám sát và xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng các thuốc này trong bệnh viện.

1. DANH MỤC THUỐC NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG TRỊ

    Danh mục thuốc nguy cơ cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị được xây dựng tham khảo các danh mục sau:

  • Danh mục một số thuốc có nguy cơ cao xảy ra ADR của Bộ Y tế ban hành quyết định 1088/QĐ- BYT ngày 04/04/2013
  • Danh mục thuốc có nguy cơ cao của tổ chức ISMP của Mỹ năm 2014
  • Danh mục thuốc nguy cơ cao của bệnh viện E trung ương
  • Danh mục thuốc nguy cơ cao của Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.

    Danh mục thuốc nguy cơ cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị gồm thuộc 9 nhóm gồm có 46 hoạt chất (Bảng 1). Chữ viết tắt đầu tiên của 9 nhóm tạo thành tư khóa “CHÚ TRỌNG !” để giúp dễ ghi nhớ.

    C : CaCl2 + Dung dịch ưu trương

    H : Heparin + Chống đông

    U : Ung thư

    T : Tim mạch

    R : Rối loạn tâm thần và hành vi

    O : Opioid

    N: Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

    G: Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và tiêm tủy sống

    !: Insulin

                               Bảng 1: DANH MỤC CÁC THUỐC NGUY CƠ CAO

1.CaCl2 + Dung dịch ưu trương

Calci clorid 10%

Calci clorid 10% x 5ml

Kali clorid 10%

Kali clorid 10% x 5ml

2. Heparin + Thuốc chống đông

Heparin

Vacxel Heparin Sodium 5000UI/ml

Enoxaparin

Lovenox 60mg/ 0,6ml và 40mg/0,4ml

Acecoumaron

Aceronco 1mg và 4mg

3. Ung thư

*Thuốc gây độc tế bào

Carboplatin

Bocartin 50mg/5ml, Bocartin 150mg/15ml

Pemetrexed

Allipem 500mg

Methotrexate

Methotrexate  50mg

Docetaxel

Bestdocel 80mg/2ml; Inta-DX 20MG/0,5ml

Fluorouracil

Biluracil 250/5ml

Gemcitabin

Bigemax 1g, 2g

Oxaliplatin

O-Plat 50mg/10ml, O-Plat 100mg/20ml,

Lyoxatin 100mg/20ml, Lyoxatin

Rituximab

Acellbia 500mg/50ml

Vinorelbine

Navelbine 20mg

Ipaclitaxel

Intas Cytax 30mg/5ml và100mg/16,7ml;

Canpaxel 150mg/25ml

Capecitabin

Xalvobin 150mg, 500mg; Amxerein 500mg

Cyclophosphamide

Endoxan 200mg và 500mg

Etoposid

Mevarex 50mg và100mg

Gefitinib

Iressa 250mg

Sorafenib tosylate

Nerxavar 200mg

Ifosfamide

Holoxan 1g

Ciclosporin

Sandimmun 50mg/1ml;

Vilosporin 25mg,100mg

*Liệu pháp nội tiết

Anastrozol

Vintronas 1mg

Letrozole

Femara 2,5mg

Goserelin

Zoladex 3,6mg

Tamoxifen

Tamoxifen Sandoz 20mg

 4. Tim mạch

Noradrenaline

Levonor 1mg/1ml; Noradrenalin 1mg/1ml

Adrenalin

Adrenalin 1mg/1ml

Dobutamin

Dobutamine- Hameln 12,5mg/ml

Dopamin

Dopamine HCl 200mg/5ml

Amidaron

Cordaron 150mg/3ml

Digoxin

Digoxin 0,5mg/2ml

5. Rối loạn tâm thần và hành vi

Amitriptyline

Amitriptyline 25mg

6. Opioid (Tiêm tĩnh mạch)

Fentanyl

Fentanyl 0,1mg/ 2ml

Pethidin

Dolcontral 100mg/2ml

Morphin

Morphin HCL 0,1% 2mg/2ml

7. Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

Hỗn hợp acid amin

Morihepamin 10%; Aminoacid Kabi 5%; Amigold 10%

Nhũ dịch lipid

Lipidem 20%; Lipovenoes 10%; Lipivan 10%, Lipocithin 10%

8.Gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng và tiêm tủy sống

Propofol

Propofol 1% Kabi, Fresofol 1%

Ketamine

Ketamin HCL 500mg/10ml

Bupivacain

Marcaine Spinal Heavy 5mg/ml; Bupivacaine 5mg/ml; Regivell 5mg/ml

Lidocain

Lidocain 2% x 10ml

Propofol

Fresofol 1% MCT/LCT, Propofol 1% Kabi

9. Insulin(Tiêm dưới da và tĩnh mạch)

Insulin nhanh, ngắn

Lantus Solostar 100UI/ml, Scilin R 400UI/ml

Insulin trộn, hỗn hợp

Mixtard 30 100UI/ml

Insulin chậm, kéo dài

Apidra Solostar 300 IU/3ml;Scilin N 100UI/ml


2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THUỐC NGUY CƠ CAO
    Các thuốc nguy cơ cao cần được tăng cường quản lý theo 4 biện pháp sau:
    - Đặt ở vị trí tách biệt và dán nhãn thuốc nguy cơ cao
    - Ghi đầy đủ rõ ràng tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, liều… trong y lệnh
    - Hạn chế gián đoạn trong quá trình cấp phát
    - Kiểm tra chéo khi cấp phát
    
    Tài liệu tham khảo:

1. Bộ y tế 1088/QĐ- BYT ngày 4/4/ 2013, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh

2.Institute for Safe Medication Practices (ISMP) (2014,20/01/2015), ISMP list of High-alerte medications in acute care settings

3. Baldwin K, Walsh V(2014), “Independent douple- checks  fort high- alert medication: esential practice”, Nursing

Tác giả bài viết: Đơn vị thông tin thuốc- Dược lâm sàng - DSCKI. Nguyễn Thị Minh Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây