tin tuc

Viêm thần kinh thị giác

Thứ năm - 11/04/2024 22:29
ĐẠI CƯƠNG
  • Viêm thần kinh thị giác là tổn thương viêm cấp tính hoặc mãn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II), vị trí có thể chỉ ở một phần hoặc toàn bộ chiều dài của dây thần kinh.
  • Bệnh thường gặp ở tuổi trẻ từ 20-40 tuổi. Trước đây, nữ gặp nhiều hơn nam, nhưng ngày nay số bệnh nhân nam tăng đáng.

NGUYÊN NHÂN
Chia làm 3 nhóm nguyên nhân theo vị trí: tại chỗ, lân cận và toàn thân.
  • Tại chỗ: Các viêm nhiễm trong nhãn cầu đều có thể gây ra viêm đầu dây thần kinh thị giác như: viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn, viêm võng mạc trong bệnh AIDS.
  • Lân cận: Mọi nhiễm trùng gần thị thần kinh như viêm tai, viêm mũi-xoang,..có thể dẫn đến viêm thị thần kinh.
  • Toàn thân: Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân cấp và mãn tính như: các loại virus, nấm Candidat albicans, thấp khớp, lao, giang mai, rickettsiose  … Các bệnh không do nhiễm khuẩn như: ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc,  thiếu vitamin nhóm B, thiếu máu thị thần kinh, chấn thương… cũng có khả năng dẫn đến viêm thị thần kinh.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
  • Đau nhức mắt, tăng lên khi vận động các hướng
  • Giảm thị lực (nhìn mờ) nhanh vài ngày hoặc vài tuần
  • Rối loạn nhận biết màu sắc (rối loạn sắc giác)
  • Giảm phản xạ đồng tử.
  • Khuyết thị trường
  • Soi đáy mắt: 1/3 trường hợp bệnh nhân viêm thị thần kinh là viêm đĩa thị với biểu hiện: phù, cương tụ đĩa thị ,bờ hơi mờ, lồi lên, có thể xuất huyết quanh đĩa thị. 2/3 trường hợp còn lại viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu không phát hiện tổn thương đầu thị thần kinh trên soi đáy mắt.
CHẨN ĐOÁN
  • Dựa vào lâm sàng: đau nhức, mất thị lực đặc trưng xảy ra ở người trẻ tuổi, giảm phản xạ đồng tử, tổn thương đáy mắt kèm theo…
  • Test thị trường
  • Cắt lớp quang học (OCT) được thực hiện để định lượng mức độ phù gai, độ dày của lớp sọi thần kinh võng mạc để theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hốc mắt, thần kinh thị giác và hệ thống thần kinh trung ương: hình ảnh phù của dây thần kinh thị giác
Gai thị bình thường
Gai thị bình thường
Gai thị bị phù (viêm TTK)
NhãnGai thị bị phù (viêm TTK)
TIẾN TRIỂN
- Chức năng thị giác bắt đầu cải thiện trong vòng 1 đến vài tuần sau khi khởi phát. Thị lực cải thiện nhanh sau dùng corticoid liều cao
- Thường thấy tổn hại thị giác màu, độ tương phản và độ nhạy sáng vĩnh viễn. Hậu quả cuối cùng của viêm thị thần kinh, đặc biệt ở những bệnh nhân tái phát nhiều lần là teo gai thị.

ĐIỀU TRỊ
  • Điều trị theo nguyên nhân: Nếu viêm thị thần kinh do viêm nhiễm khuẩn hệ thống xoang lân cận phải điều trị bằng kháng sinh.
  • Điều trị nội khoa: trong viêm thị thần kinh để cải thiện triệu chứng đau và giảm thị lực gây ra bởi viêm mất myeline của thị thần kinh.
Chống viêm bằng corticoid liều cao tĩnh mạch làm tăng tốc độ hồi phục và làm chậm tái phát.
Tài liệu tham khảo


1. Phan Dẫn và CS: Nhãn Khoa Giản Yếu, trang 63-171, 2004
2. Morrow SA, et al: Effect of treating acute optic neuritis with bioequivalent oral vs intravenous corticosteroids: A randomized clinical trial. JAMA Neurol 75(6): 690-696, 2018
3. Chen JJ, et al: Optic neuritis in the era of biomarkers. Surv Ophthalmol 65(1):12-17, 2020.
4. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/optic-neuritis/diagnosis-treatment

Tác giả bài viết: Bs. Võ Văn Dược

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây