tin tuc

Tắc lệ đạo

Thứ ba - 14/06/2022 03:10
Tắc lệ đạo được là một loại bệnh khá phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu trong thời gian dài không được điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng ở mắt. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh tắc lệ đạo?
Tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo là gì?

Tuyến lệ được cấu tạo gồm 2 loại là tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Các tuyến lệ có nhiệm vụ sản xuất nước mắt để giữ ẩm và bôi trơi cho bề mặt nhãn cầu, nằm bên trong mi trên của mỗi mắt. Thông thường, nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ lên bề mặt nhãn cầu, sau đó chảy đến các điểm lệ ở góc trong của mí mắt trên và dưới. Các điểm lệ này thông dẫn nước mắt đến các ống lệ quản nằm trong mí mắt để di chuyển đến túi lệ ở mặt bên mũi. Từ đó nước mắt chảy xuống ống lệ mũi và chảy vào trong mũi.
Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống thoát nước mắt, từ điểm lệ đến mũi. Nếu ống dẫn bị tắc sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng ở mắt.
Cách nhận biết khi bị tắc lệ đạo
  • Chảy nước mắt thường xuyên (gọi là chảy nước mắt sống)
  • Nhiễm trùng hoặc viêm mắt tái phát
  • Sưng đau gần góc trong của mắt
  • Dịch nhầy hoặc mủ chảy ra từ mi mắt và bề mặt của mắt
  • Nhìn mờ

Điều trị

Phương pháp điều trị tắc lệ đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Một người có thể cần nhiều hơn một phương pháp để khắc phục tình trạng bệnh.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt/ thuốc viên kháng sinh chống nhiễm trùng.
  • Massage điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
  • Thông lệ đạo
  • Phẫu thuật nối thông túi lệ qua đường rạch da
  • Phẫu thuật nối thông túi lệ qua nội soi.

Phẫu thuật tắc lệ đạo bằng nội soi

Phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng chảy nước mắt do tắc tuyến lệ, giúp nước mắt không bị cản trở khi chảy vào ống lệ mũi. Nối thông lệ mũi nội soi qua đường mũi là phẫu thuật tạo đường thông trực tiếp từ túi lệ sang khoang mũi, nhằm tạo ra đường nối tắt để dẫn nước mắt từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật này, lỗ mở thông từ túi lệ sang mũi được tạo ra từ phía mũi mà không phải rạch da ở phía ngoài.
Ngoài điều trị khỏi bệnh, phương pháp trên không để lại sẹo trên da mặt, không gây chấn thương lệ quản và nhãn cầu, chi phí điều trị thấp với thời gian ngắn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tắc lệ đạo

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên.
  • Không dụi mắt hoặc để tay bẩn chạm vào mắt.
  • Giữ kính áp tròng sạch sẽ trước khi đeo
Vừa qua khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tiếp nhận vầ điều trị Bệnh nhân nữ 49 tuổi vào viện vì xuất hiện khối sưng nề góc trong mắt trái kết hợp chảy mủ và chảy nước mắt nhiều. Tại đây bệnh nhân được xác định chẩn đoán Mắt trái: Viêm mủ túi lệ/ Tắc lệ đạo, bệnh nhân đã được điều trị nội khoa tích cực, triệu chứng lâm sàng giảm dần. Khoa Mắt và khoa Tai mũi họng đã kết hợp phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp Nối thông túi lệ mũi bằng nội soi. Phẫu thuật này đã tạo đường thông trực tiếp từ túi lệ sang khoang mũi nhằm dẫn nước mắt từ mắt sang mũi. Sau phẫu thuật 2 ngày, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thuyên giảm và được ra viện sớm.
Hình 1. Xác định vị trí phẫu thuật
Hình 2. Mở lổ thông từ túi lệ-khoang mũi
Hình 3. Ống Silicon được từ 2 lệ quản xuống mũi
Hình 4. Hệ thống phẫu thuật nội soi

Tác giả bài viết: Bs CK1. Võ Văn Dược - Khoa Mắt

 Từ khóa: mắt, tắt lệ đạo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Album ảnh bệnh viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây